Tưởng nhớ các "chiến sĩ mặc áo blouse trắng" hy sinh vì bom B52 càng phải nỗ lực nhiều
Tôi biết những câu chuyện về chiến tranh ở Việt Nam chủ yếu qua tư liệu, sách vở vì bản thân là người thích đọc và nghiên cứu lịch sử. Nhưng ấn tượng nhất của tôi về chiến tranh chủ yếu thông qua những lời kể của bố mẹ, khi cả hai ông bà đều là bộ đội, nhất là bố tôi bị ảnh hưởng nhiều do bom đạn chiến tranh. Và tôi cũng cảm nhận được chiến tranh khốc liệt, dù bên thắng hay thua đều để lại di chứng nặng nề.
Đài tưởng niệm các nhân viên y tế hy sinh do bom B52 trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai. |
Đặc biệt, qua thực tế làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai, tôi được biết, cách đây 50 năm, trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân và dân Thủ đô đã anh dũng chiến đấu, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mỹ phá hoại miền Bắc Việt Nam, lập nên chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" hào hùng, vang dội.
Trong trận chiến này, Bệnh viện Bạch Mai là một trong những nơi bị ném bom khốc liệt nhất của máy bay Mỹ. Bom B52 đã rải thảm trúng bệnh viện khi tại đây có hơn 300 bệnh nhân đang nằm điều trị dưới hầm. Nhiều khu nhà làm việc, phòng khám bị sập, nhiều bệnh nhân, bác sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện đã bị thương, tử nạn vì bom đạn của Mỹ.
Thương vong, mất mát quá lớn nhưng chỉ sau năm ngày khắc phục hậu quả, toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện đã tiếp tục công tác cứu người, đặc biệt là những nạn nhân bị thương nặng do bom B52 rải thảm xuống Khâm Thiên và một số khu vực khác trên địa bàn Hà Nội. Sau đó, tượng đài tưởng niệm tưởng nhớ 28 nhân viên y tế hy sinh đã được lập lên ngay khu nhà bị sập. Hàng năm, cứ đến dịp lễ lớn, lễ kỷ niệm các ngày trọng đại... các thế hệ hậu bối lại đến thắp hương tưởng nhớ.
Bác sĩ Đỗ Anh thăm khám và tư vấn cho trẻ em vùng cao. |
50 năm đi qua, lịch sử đã sang trang mới, lớp lớp các thế hệ cán bộ Bạch Mai đã xây dựng Bệnh viện từng đổ nát trong chiến tranh trở thành Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt hàng đầu cả nước. Các thế hệ cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện vẫn luôn tiếp nối truyền thống lịch sử vẻ vang của đơn vị.
Bản thân tôi luôn tâm niệm, ông cha đã chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, dành được độc lập thì chúng ta phải tiếp tục phát huy điều đó. Nhất là với vai trò là bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tôi luôn tâm niệm mình sẽ phải cống hiến nhiều hơn ngoài chuyên môn, như chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe, tổ chức nhiều hoạt động từ thiện vì cộng đồng…
Đặc biệt, tôi ngộ ra và cảm nhận rõ nét giá trị cuộc sống và trân trọng cuộc sống từng giây từng phút một sau đại dịch Covid-19 xảy ra trong gần 3 năm qua. Đỉnh điểm trong 51 ngày đêm hỗ trợ cứu chữa bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến 16 (thành phố Hồ Chí Minh), cũng như hơn 2 tháng hỗ trợ, tư vấn điều trị tại nhà cho người dân tại phường Cát Linh (Hà Nội), tôi đã nhận ra giá trị cốt lõi là sức khỏe bản thân, gia đình, công việc…
Mỗi yếu tố trên thôi thúc một phần, sau đó tôi nghĩ mình cần phải có những hoạt động thiết thực hơn nữa mang lại giá trị cho cộng đồng về mặt sức khỏe. Nghĩ là làm, suốt thời gian sau khi đi chống dịch từ miền Nam về tôi đã có nhiều hoạt động tư vấn online, viết bài trên báo, đăng tải thông tin lên mạng xã hội… nhằm cung cấp cho người dân những kiến thức tối cơ bản chăm sóc sức khỏe.
Đội thiện nguyện mang tên TeamPurple do bác sĩ Đỗ Anh sáng lập thăm, tặng quà, quần áo ấm cho trẻ em vùng cao. |
Hiện tại, khi đại dịch Covid-19 đã dần qua đi, cuộc sống của người dân đã trở lại trạng thái bình thường mới, ngoài hoạt động chuyên môn tôi lại tiếp tục nhiều hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. Bởi khi đi qua “ranh giới” giữa sự sống và cái chết, tôi cảm nhận được sự vô thường của cuộc sống vì vậy mong muốn đóng góp nhiều hơn cho những người cần, đặc biệt trẻ em vùng cao…
Trước đây tôi cũng hay tham gia các chương trình từ thiện, thậm chí có tháng còn tham gia tới 3 - 4 lần. Nhưng ngày đó, trách nhiệm của tôi đơn giản lắm, tôi đi theo đoàn đến thăm khám cho bệnh nhân là xong nhiệm vụ. Còn hiện tại, tôi là người đứng ra tổ chức chương trình thiện nguyện mang tên “Hơi ấm” với nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực cho cộng đồng, cho trẻ em vùng cao. Và sau mỗi chuyến thiện nguyên không chỉ tôi mà cả những người bạn đồng hành trong nhóm đều cảm thấy rất vui vẻ, rất hạnh phúc, bởi với chúng tôi hạnh phúc là sẻ chia, yêu thương là hành động.
Bài viết cùng chủ đề
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông
Tin khác
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai
Y tế 17/11/2024 19:03
Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường
Y tế 17/11/2024 06:35
Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh
Y tế 16/11/2024 11:38
Sở Y tế TP.HCM thông tin trường hợp người bệnh tử vong trước khi nhập viện
Y tế 15/11/2024 17:31
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan
Y tế 15/11/2024 08:56
Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở
Y tế 14/11/2024 15:25
Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cân
Y tế 12/11/2024 12:48