Tự ý điều trị bằng thuốc nam: Coi chừng nguy hiểm tính mạng!
Tự chữa suy thận, coi chừng “tiền mất tật mang”! Suy thận, không nên tự ý sử dụng thuốc nam |
Dị ứng nặng vì tự sử dụng thuốc nam
Các bác sĩ cảnh báo, việc sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc có thể gây ra các biểu hiện dị ứng cho người bệnh từ nhẹ đến nặng như: Mề đay, mẩn ngứa, ban đỏ da, đến những trường hợp nặng như hội chứng TEN - hoại tử thượng bì nhiễm độc. Vậy nhưng thời gian qua, một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch do tự ý sử dụng thuốc nam.
Nên sử dụng thuốc nam theo chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ. Ảnh: Minh Khuê |
Điển hình, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời gian gần đây đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp dị ứng thuốc thể nặng sau khi dùng các loại thuốc nam, thuốc bắc, thuốc đông y điều trị bệnh. Trong đó, có trường hợp bệnh nhân dị ứng thuốc nặng thể TEN sau dùng thuốc nam điều trị sỏi thận.
Cụ thể, nữ bệnh nhân 60 tuổi bị sỏi thận đã uống thuốc nam điều trị bệnh. Sau dùng thuốc được 10 ngày, bệnh nhân xuất hiện tổn thương da là các dát đỏ thẫm, tổn thương bọng nước nhăn nheo, trợt da, hoại tử da rải rác tay chân, thân mình, sau đó nhanh chóng lan toàn thân. Trước đấy, bệnh nhân khỏe mạnh, chưa phát hiện tiền sử dị ứng thuốc. Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương được chẩn đoán dị ứng thuốc thể TEN và được chỉ định nhập viện điều trị.
Tương tự, trước đó, bệnh viện cũng tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nữ 55 tuổi, nhập viện vì các dát thâm hoại tử và vết trợt da. Ban đầu, bệnh nhân xuất hiện dát đỏ thẫm, sưng nề vùng môi, sau đó các dát đỏ lan nhanh ra tay, chân, thân mình, hình thành thêm mụn nước, bọng nước.Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, bị hạ bạch cầu và tăng men gan kèm theo nhiều vùng da đỏ thẫm, liên kết với nhau thành mảng, bọng nước, hoại tử da lan tỏa.
Trước khi bị bệnh 2 tháng, người phụ nữ này có uống thuốc nam điều trị đau khớp, sau đó có uống thuốc nam (sắc thuốc uống), điều trị viêm dạ dày trong 3 tuần. Bệnh nhân được chẩn đoán hoại tử thượng bì nhiễm độc và được các bác sĩ điều trị tích cực tại bệnh viện, dùng các thuốc đặc hiệu. Sau 7 ngày điều trị, thương tổn da của bệnh nhân khô, bắt đầu tái tạo thượng bì, không có bọng nước mới.
Nên điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải nhập viện điều trị vì tự ý sử dụng thuốc nam chữa bệnh. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Nhi - Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương: Dị ứng thuốc là phản ứng không mong muốn của thuốc do đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể đối với thuốc. Dị ứng thuốc được chia thành nhiều thể với mức độ nặng khác nhau. Trong đó, là một phản ứng nặng của da và niêm mạc, nguyên nhân phổ biến nhất là do thuốc, đặc trưng bởi tình trạng hoại tử lan tỏa và mất thượng bì.
Đặc biệt, ở Việt Nam, do thói quen tự ý sử dụng thuốc điều trị không theo chỉ định của bác sĩ, nên tỷ lệ dị ứng thuốc còn cao và nhiều bệnh nhân khi bị dị ứng không biết rõ mình bị dị ứng thuốc gì để phòng tránh. Đối với các loại thuốc nam, thuốc bắc, thuốc đông y mà bệnh nhân sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ thường không có thành phần rõ ràng, nên khi bị dị ứng sẽ không biết rõ thành phần chính gây dị ứng để phòng tránh.
Theo bác sĩ Thảo Nhi, các bệnh nhân dị ứng thuốc thể nặng như hội chứng TEN cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện chuyên khoa, nằm trong phòng riêng cách ly, chăm sóc da đặc biệt để giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc. Đối với những bệnh nhân này, nếu không điều trị kịp thời, tổn thương da lan tỏa sẽ gây đau rát, mệt mỏi; tổn thương niêm mạc miệng gây khó khăn trong ăn uống; tổn thương da hoại tử diện rộng gây mất nước, mất dịch qua da và rất dễ nhiễm khuẩn da gây nhiễm khuẩn huyết, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Hiện nay có không ít bệnh nhân do tin tưởng lời giới thiệu của bạn bè, người thân nên đã tự điều trị tại nhà hoặc điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh không được cấp phép. Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng là rất lớn khi người kê đơn, bốc thuốc không đúng bệnh, không đúng liều lượng, thậm chí vị thuốc được thu mua không rõ nguồn gốc…
Bởi vậy, để giảm và tránh nguy cơ dị ứng thuốc, bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương khuyến cáo người dân không được tự ý điều trị bệnh tại nhà. Khi có dấu hiệu nghi ngờ dị ứng thuốc như: Khó thở, đau bụng, nổi ban đỏ, sẩn phù, bọng nước... nên dừng ngay thuốc đang uống và đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất, để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác trước các lời quảng cáo, chào mời các loại sản phẩm thuốc y học cổ truyền, các thực phẩm chức năng hay các thuốc không đảm bảo về nguồn gốc, không có thông tin đầy đủ rõ ràng về giấy phép được cấp bởi Bộ Y tế. Khi nghi bị ngộ độc hoặc phản ứng bất lợi do một loại sản phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng, cần giữ lại tất cả các mẫu vật còn lại cùng thông tin liên quan để chuyển cho các cơ quan chức năng hoặc bệnh viện tuyến cuối kiểm tra, xét nghiệm nhằm xác minh và có biện pháp ngăn chặn ngộ độc, dị ứng xảy ra với người khác. |
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46