Tự chữa suy thận, coi chừng “tiền mất tật mang”!
Suy thận cấp chỉ vì do uống vitamin D quá liều Tự ý đắp thuốc nam chữa bỏng, hậu quả khôn lường |
Phải thay thận vì bỏ phác đồ điều trị
Vừa qua, hai bệnh nhi ở Hà Nội và Thanh Hóa phải vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì thận hư, phù cơ thể. Đặc biệt trường hợp bệnh nhi 15 tuổi rơi vào tình trạng nguy kịch do suy thận nặng, có khả năng phải thay thận vì gia đình bỏ phác đồ điều trị và tự ý sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Bệnh nhân được chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Nhi Trung ương. |
Cụ thể, trường hợp nam bệnh nhi T.X.H (6 tuổi, ở Hà Nội) vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng phù nề ở vùng chân và mặt, có nguy cơ quá tải dịch. Qua khai thác tiền sử, các bác sĩ cho biết suốt 2 tháng qua gia đình không cho trẻ đi khám khi trẻ có biểu hiện sưng phù mắt, tay, chân, mà tự ý điều trị bằng thuốc nam và châm cứu theo phương pháp dân gian truyền miệng. Bệnh tình của trẻ không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn, trẻ mệt mỏi, tiểu ít tăng cân nhanh bất thường. Trẻ tăng thêm 6 - 7kg, tức khoảng 20% cân nặng trong một thời gian ngắn.
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã chẩn đoán lâm sàng và làm một số xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư tiên phát và được chuyển đến điều trị tại Khoa Thận và Lọc máu của Bệnh viện. Tại đây các bác sĩ đã tiến hành điều trị theo phác đồ của hội chứng thận hư tiên phát không đơn thuần, đến ngày 6/12, tình trạng trẻ đã dần ổn định.
Không may mắn như trường hợp trên, cháu bé N.A (15 tuổi, ở Thanh Hóa) được chuyển đến lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch do suy hô hấp, suy thận mạn. Trước đó, 2/2022, bố mẹ phát hiện chân trẻ bị phù nên có cho trẻ đi khám tại 2 bệnh viện ở Hà Nội và được chẩn đoán là mắc hội chứng thận hư. Gia đình về điều trị tại bệnh viện địa phương, nhưng do thấy kết quả chưa được như mong muốn nên đã không tuân thủ phác đồ của bác sĩ mà tự ý chuyển sang dùng thuốc nam và cả thuốc bắc.
Được khoảng 2 tháng thì gia đình nhận thấy sức khỏe trẻ ngày một yếu đi, chân phù nặng hơn, cơ thể mệt mỏi. Ngày 4/12, bệnh nhân suy hô hấp, tăng huyết áp phải thở oxy để chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Ngay khi tiếp nhận, trẻ đã được các bác sĩ Khoa Thận và Lọc máu tiến hành làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tim, điện tim và chạy thận cấp ngay trong đêm để đảm bảo tính mạng cho trẻ.
Chia sẻ về ca bệnh này với báo chí, bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc - Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Do bệnh nhân N.A đã suy thận mạn 3 tháng nay không uống thuốc đều và dùng thuốc nam nên tình trạng rất nặng. Bệnh nhân sẽ phải chạy thận nhân tạo trong khoảng 5 ngày, sau đó sẽ chuyển sang thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng). Trẻ vẫn có cơ hội được chữa trị nhưng sẽ là một cuộc chiến lâu dài và cần được thay thế thận…”.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Theo các bác sĩ, hội chứng thận hư là tình trạng một lượng lớn albumin bị mất qua nước tiểu. Lượng albumin mất này đủ để gây ra giảm albumin trong máu. Albumin có tác dụng giữ nước trong lòng mạch. Khi lượng albumin trong máu đủ thấp, nước sẽ thoát ra mô kẽ và gây ra phù. Phù có thể xảy ra ở các vùng khác nhau của cơ thể và ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Những vùng này gồm mắt, bụng, 2 chi dưới. Biểu hiện đặc trưng của hội chứng thận hư là tình trạng bệnh nhân bị phù: Đầu tiên xuất hiện ở mi mắt, mặt rồi lan đến toàn thân, gây nên tràn dịch màng phổi, màng bụng và tràn dịch tinh hoàn. Ngoài ra, trẻ có thể kèm theo: Tiểu ít, nước tiểu đục có nhiều bọt; tiểu ra máu; tăng huyết áp, tăng cân nhanh; ho, khó thở, đau bụng, sốt,..
Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, 80% trẻ thận hư có thể hồi phục hoàn toàn. Phác đồ điều trị bệnh thận hư cần được tuân thủ từ 3 - 6 tháng mới đem lại hiệu quả. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu để nắm được một số biểu hiện của hội chứng thận hư. Đồng thời, nên cho trẻ cần đi khám ngay nếu nghi ngờ bệnh và phải khám đúng lịch hẹn định kỳ để biết được diễn biến bệnh và điều trị kịp thời.
Hiện nay, tại nhiều địa phương trên cả nước, nhiều người dân vẫn còn thói quen sử dụng các loại thuốc nam, thuốc bắc để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ. Trên đây chỉ là hai trường hợp điển hình trong số rất nhiều gia đình đã và đang cho con sử dụng các loại thuốc bắc, thuốc nam không rõ nguồn gốc để điều trị các bệnh về thận như: Suy thận mạn, thận hư, viêm cầu thận,… gây ra nhiều nguy hiểm tính mạng cho trẻ.
Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ ngộ độc rất nặng do sử dụng thuốc nam, thuốc cam và đặc biệt nhiều trẻ bị hoại tử do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc đắp vào vết bỏng. Đơn cử như trường hợp của bé T.H (18 tháng tuổi, ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bỏng nước sôi độ II, độ III và nhiễm trùng. Trước đó, khi đang pha sữa cho con, mẹ của bé H có việc phải ra ngoài, để tạm cốc nước sôi trên bàn. Không may trong lúc chơi đùa, bé đã đánh đổ cốc nước sôi lên người, gây bỏng lớn ở vùng ngực. Thay vì đưa con vào bệnh viện điều trị, mẹ bé H lại đưa con đến nhà thầy lang để đắp thuốc nam chữa bỏng. Đến ngày thứ 4 sau khi đắp thuốc, thấy con sốt cao, chị mới tá hỏa đưa con đến bệnh viện tỉnh, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé bỏng nước sôi độ II-III và nhiễm trùng nặng…
Do đó, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tùy tiện cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc mà nên đưa đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bị bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách. Đồng thời, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc./.
Theo các bác sĩ, suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và (kéo theo) sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc - môn do thận sản xuất. Người bệnh bị suy thận thường có triệu chứng đau đầu do cao huyết áp, phù mặt hoặc tay chân hoặc bụng hoặc tất cả do ứ nước trong cơ thể, mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, buồn nôn, mờ mắt, đau đầu, giảm tập trung và giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, ngoài ra còn có thể thấy môi thâm, răng xỉn, đau xương đau răng và chảy máu chân răng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46