Bệnh nhân viêm gan B nguy kịch vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc
Thêm bệnh nhân bị ngộ độc gan do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc Men gan tăng gấp 35 lần do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc Men gan tăng cao, ứ mật do uống thuốc không rõ nguồn gốc |
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đơn vị vừa tiếp nhận và điều trị cho nữ bệnh nhân B.T.H (47 tuổi, ở Lạc Sơn, Hòa Bình). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy gan nặng trên nền xơ gan viêm gan vi rút B kèm theo tình trạng viêm phổi và có nguy cơ hôn mê gan rất cao, bụng chướng, vàng da, vàng mắt.
Bệnh nhân suy gan nặng nhập viện do tự uống thuốc nam không theo chỉ dẫn của bác sĩ. |
Từ lâu, bệnh nhân không đi kiểm tra sức khỏe nên không biết mình mắc bệnh viêm gan vi rút B. Khoảng tháng 8/2024, bệnh nhân xuất hiện bụng chướng tăng dần, đi khám mới phát hiện bị viêm gan B và đã chuyển sang xơ gan. Tuy nhiên bệnh nhân không uống thuốc do bác sí kê mà tự mua thuốc nam không rõ nguồn gốc uống để điều trị bệnh. Sau khi uống thuốc nam 10 ngày, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện vàng da, vàng mắt tăng dần, mệt mỏi, ăn kém, bụng chướng to.
Ngày 4/9, bệnh nhân nhập cơ sở y tế địa phương điều trị với tình trạng xơ gan cổ trướng, chức năng gan đạt 15% nên được tiến hành hút dịch ổ bụng. Ngày 16/9, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng rất nặng với biểu hiện: Suy gan nặng trên nền xơ gan viêm gan B kèm theo tình trạng viêm phổi, men gan tăng cao gấp hơn 11 lần, tình trạng vàng da, vàng mắt rõ rệt. Chức năng gan chỉ còn đạt được 13,6% và có nguy cơ hôn mê gan rất cao.
Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân xuất hiện rối loạn ý thức, lơ mơ nên được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực, phải đặt ống thở máy. Tuy nhiên, bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị, diễn biến bệnh trở nên nguy kịch hơn. Gia đình xin chuyển bệnh nhân về chăm sóc tại nhà.
“Khởi đầu nguyên nhân xơ gan là do bệnh nhân mắc viêm gan B nhưng không điều trị nên bệnh chuyển biến nặng thành xơ gan cổ trướng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân mắc thêm sai lầm nữa là uống thuốc nam để điều trị bệnh. Từ đó dẫn đến tình trạng suy gan cấp nặng...” - bác si Nguyễn Quang Huy, Khoa Viêm Gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ.
Cũng tương tự như bệnh nhân trên nhưng may mắn hơn, bệnh nhân B.T.Q (34 tuổi, ở Hòa Bình) không biết mình bị mắc viêm gan B từ bao giờ. Tháng 8/2023, chị thấy mệt mỏi, kém ăn mới đi kiểm tra sức khỏe và phát hiện mắc viêm gan B. Chị Q được bác sĩ kê đơn uống thuốc kháng vi rút định kỳ. Sau bốn tháng dùng thuốc, chị tự ý bỏ thuốc để chuyển sang dùng cây cà gai leo, giảo cổ lam, cây an xoa để thải độc gan. Chị cẩn thận tìm hiểu thông tin trên mạng về tác dụng của các loại cây, nên yên tâm sử dụng.
Cho đến cuối tháng 9, chị Q xuất hiện tình trạng mệt mỏi, ăn kém, vàng da khác thường được nhập viện gần nhà với chẩn đoán suy gan cấp trên nền viêm gan B. 5 ngày điều trị nhưng bệnh không thuyên giảm nên được chuyển tuyến đến Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với biểu hiện vàng da, vàng mắt tăng gấp hơn 20 lần, suy gan cấp, chức năng gan đạt 49%, chỉ số men gan tăng cao gấp 25 lần chỉ số bình thường. Sau 3 tuần điều trị, tình trạng suy gan của bệnh nhân Q đã được cải thiện hơn. Theo bác sĩ Nguyễn Quang Huy, chị Q là trường hợp may mắn.
Để không xảy ra các trường hợp đáng tiếc như 2 bệnh nhân trên, bác sĩ Huy khuyến cáo: Muốn biết mình có bị viêm gan B hay không, người dân có thể đến các cơ sở y tế, bệnh viện để làm xét nghiệm HBsAg. Nếu HBsAg dương tính, nghĩa là đã mắc viêm gan B. Người bệnh cần đi khám kiểm tra tình trạng bệnh tại chuyên khoa truyền nhiễm hoặc chuyên khoa gan mật định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quang Huy khuyến cáo, thông thường, người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó, người bệnh thường chủ quan và bệnh sẽ tiến triển nặng lên mà không hề hay biết. Hiện tại, thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan B là các thuốc kháng vi rút giúp ức chế vi rút viêm gan B. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để có được cách thức điều trị tốt nhất phù hợp.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng lưu ý, người bệnh nên cẩn thận với các thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ được quảng cáo trên mạng internet, theo lời truyền miệng... để tránh "tiền mất tật mang".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gỡ vướng dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Cao điểm trấn áp tội phạm dịp Tết Ất Tỵ 2025 tại các tỉnh thành phía Nam
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thoái vốn lô cổ phần tại Sách - Thiết bị Bến Tre
Thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX có nhiều biến động
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Dự báo giá vàng tuần tới: Sẽ có nhiều biến động
Tin khác
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Y tế 12/12/2024 17:09
Hồi chuông cảnh báo tai nạn giao thông ở trẻ em
Y tế 12/12/2024 06:27
Sẽ nguy hiểm nếu tập thể thao quá sức
Y tế 10/12/2024 12:22
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 10/12/2024 06:45
Kích hoạt báo động đỏ cứu sống nhiều bệnh nhân bị tai nạn giao thông
Y tế 09/12/2024 21:57
Khám bệnh, chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế
Y tế 08/12/2024 21:57
10 gia đình quân nhân hiếm muộn được hỗ trợ thực hiện IVF miễn phí
Y tế 08/12/2024 10:26
Tùng Lộc 20 năm vững bước với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Y tế 07/12/2024 21:11
Nguy cơ mắc uốn ván từ những vết thương thường gặp
Y tế 07/12/2024 06:12