Suy thận, không nên tự ý sử dụng thuốc nam
Suy thận cấp chỉ vì do uống vitamin D quá liều Tự chữa suy thận, coi chừng “tiền mất tật mang”! |
Điều trị thuốc nam đến viện thì nguy kịch
Đơn cử tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian qua đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho một số trường hợp trẻ bệnh trở nặng do nhập viện điều trị muộn. Điển hình như trường hợp bệnh nhi 5 tuổi (ở Bắc Giang) vào Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch, mặc dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng trẻ không qua khỏi.
Trẻ bị thận mạn điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. |
Theo các bác sĩ, cách đây hơn 1 năm, trẻ được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn tính, đã được điều trị sức khỏe ổn định ra viện và tiếp tục theo dõi ngoại trú tại Phòng khám chuyên khoa thận, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tuy nhiên, hơn 3 tháng nay, người nhà bệnh nhi tự ý bỏ theo dõi, điều trị và cho trẻ dùng thuốc nam. Gần đây, khi tình trạng sức khoẻ chuyển biến xấu, trẻ mới được người nhà đưa quay trở lại bệnh viện điều trị.
Chia sẻ về ca bệnh đáng tiếc này, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Hương - Trưởng Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: Đây là một trong số nhiều trường hợp trẻ đang điều trị bệnh thận mạn tính tại bệnh viện tự ý bỏ ngang điều trị hoặc sử dụng thuốc nam theo lời mách từ những người xung quanh, đến khi nhập viện thì đã quá muộn. “Có nhiều lý do khiến người nhà bỏ điều trị cho trẻ như: Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà xa đi lại tốn kém, thời gian điều trị kéo dài hoặc nghĩ cơ hội sống của trẻ không còn, có chạy chữa cũng không thay đổi được gì… là lý do khiến gia đình dễ buông xuôi”- bác sĩ Hương cho biết.
Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận 2 trường hợp trẻ bị thận hư và suy thận nặng do gia đình tự ý sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Trong đó, một bệnh nhi 6 tuổi thận hư, phù cơ thể tăng đến 8kg; một bệnh nhi 15 tuổi rơi vào tình trạng suy thận nặng, phải thay thận do gia đình bỏ ngang phác đồ điều trị.
Trong đó, trường hợp bệnh nhân 15 tuổi (ở Thanh Hóa) được chuyển đến lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch do suy hô hấp, suy thận mạn. Trước đó, bố mẹ phát hiện chân trẻ bị phù nên có cho trẻ đi khám tại 2 bệnh viện ở Hà Nội và được chẩn đoán là mắc hội chứng thận hư. Gia đình về điều trị tại bệnh viện địa phương, nhưng do thấy kết quả chưa được như mong muốn nên đã không tuân thủ phác đồ của bác sĩ mà tự ý chuyển sang dùng thuốc nam và cả thuốc bắc. Được khoảng 2 tháng thì thấy sức khỏe trẻ ngày một yếu đi, chân phù nặng hơn, cơ thể mệt mỏi. Đến khi bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp, tăng huyết áp phải thở oxy đã chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
Ngay khi tiếp nhận, trẻ đã được các bác sĩ Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương tiến hành làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tim, điện tim và chạy thận cấp ngay trong đêm để đảm bảo tính mạng cho trẻ. Do bệnh nhân này đã suy thận mạn 3 tháng không uống thuốc đều và dùng thuốc nam nên tình trạng rất nặng, đã phải chạy thận nhân tạo, sau đó sẽ chuyển sang thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng) và cần được thay thế thận để bảo đảm sức khỏe…
Cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ
Theo lời khuyên của các bác sĩ, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Đây chỉ là những ca bệnh điển hình trong số rất nhiều gia đình đã và đang cho con sử dụng các loại thuốc bắc, thuốc nam không rõ nguồn gốc để điều trị các bệnh về thận như: Suy thận mạn, thận hư, viêm cầu thận,… gây ra nhiều nguy hiểm tính mạng cho trẻ.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc, Khoa Thận và Lọc máu - Bệnh viện Nhi Trung ương, thận là một bộ phận quan trokng trong hệ tiết niệu, có chức năng: Tạo nước tiểu và lọc bỏ chất thải; cân bằng nước và các chất điện giải; cân bằng axit - kiềm; điều hòa huyết áp; điều hòa chuyển hóa canxi; tạo yếu tố kích thích tạo hồng cầu. Bệnh thận mạn là tình trạng tổn thương thận không thể hồi phục và hoặc giảm chức năng thận kết hợp với sự tiến triển nặng theo thời gian. Khi thận không hoạt động bình thường, có thể gây ra các biến chứng và suy thận.
Có 5 giai đoạn của bệnh thận mạn và giai đoạn 5 được gọi là suy thận mạn. Sự tiến triển qua các giai đoạn, xảy ra nhanh hay chậm ở mỗi bệnh nhân khác nhau. Nguyên nhân của bệnh thận mạn ở trẻ gồm: Loạn sản thận, van niệu đạo sau, thận đa nang, bệnh nang thận có tính chất gia đình, thận hư bẩm sinh, hội chứng huyết tán ure máu cao; hoăc hội chứng thận hư do đột biến gen, hội chứng thận hư kháng các thuốc ức chế miễn dịch,…
Bệnh thận mạn tính là bệnh lý suốt đời, trẻ cần được đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh. Không thể chữa khỏi bệnh thận mạn, nhưng việc điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng và ngăn bệnh trở nên nặng hơn. Trẻ cần được duy trì lối sống lành mạnh, và các biện pháp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Bệnh nhân và gia đình nên hiểu về các phương pháp điều trị thay thế thận và thảo luận với bác sĩ để có lựa chọn điều trị phù hợp với công việc, chỗ ở và điều kiện kinh tế khi trẻ bị suy thận mạn.
Hiện nay, tại nhiều địa phương trên cả nước, nhiều người dân vẫn còn thói quen sử dụng các loại thuốc nam, thuốc bắc để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ. Do đó, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tùy tiện cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc mà nên đưa đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bị bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách.
Theo các chuyên gia y tế, có 3 phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối là: Chạy thận, thẩm phân phúc mạc, ghép thận. Ghép thận giúp trẻ sớm trở lại cuộc sống bình thường nhưng hiện nay nguồn tạng khan hiếm. Chạy thận và thẩm phân phúc mạc chỉ giúp lọc các chất độc trong cơ thể, duy trì sự sống nhưng chất lượng sống sẽ không được như bình thường, và nguy cơ cao thường gặp là vấn đề biến chứng tim mạch. |
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô
Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp
Tiếp tục thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết ngày 30/6/2025
Tin khác
Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con
Xã hội 19/09/2024 18:59
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp
Giáo dục 19/09/2024 17:58
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn
Giáo dục 19/09/2024 17:20
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ
Cộng đồng 19/09/2024 17:18
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4
Y tế 19/09/2024 16:23
Mỗi buổi sáng ở quê
Cộng đồng 19/09/2024 12:59
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng
Y tế 19/09/2024 12:44
Những mùa trăng thương nhớ
Văn hóa 19/09/2024 12:39
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4
Giáo dục 19/09/2024 12:35
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ
Giáo dục 19/09/2024 08:32