Từ phương Nam hướng về Hà Nội

(LĐTĐ) Hà Nội trái tim cả nước, nơi hồn cốt dân tộc hun đúc và âm vang qua biết bao ngàn năm. Với những người đã từng sinh ra, lớn lên hoặc có những tháng năm học tập ở Thủ đô, cứ mỗi dịp Thu về lại nhớ Hà Nội vô cùng. Với họ, nỗi nhớ không chỉ là cái nao lòng của mùa Thu mà nhớ mảnh đất Thăng Long này đã cho họ những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ. Nhân kỷ niệm 68 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022), Báo Lao động Thủ đô ghi nhận tâm tư, tình cảm của những người từng gắn bó với Hà Nội hiện đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh để nghe trải lòng về Thủ đô yêu dấu.
Cả thế giới đang hướng về Hà Nội, hướng về Việt Nam Hướng về người lao động với những hoạt động thiết thực, ý nghĩa Tuổi trẻ quận Nam Từ Liêm: Nhiều hoạt động tri ân hướng về nguồn

Bà Nguyễn Thị Nguyệt (phường Cô Giang, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh):

Nơi nuôi dưỡng ý chí trưởng thành

Từ phương Nam hướng về Hà Nội

Hà Nội là nơi giúp tôi trưởng thành rất nhiều trong giai đoạn kháng chiến và đây cũng là nơi cưu mang những người con miền Nam tập kết ra miền Bắc vào năm 1954. Sau khi du học ở nước ngoài về, tôi ở lại Hà Nội làm việc đến năm 1975 mới vào lại thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn ở Hà Nội, tôi vô cùng ấn tượng tình cảm của người Hà Nội với sự nhẹ nhàng, lịch thiệp, sâu sắc và không kém cởi mở.

Năm 1954, Bác Hồ viết thư thăm hỏi, động viên và căn dặn bộ đội, cán bộ và các gia đình từ miền Nam ruột thịt tập kết ra Bắc. Thời điểm này tôi đang ở Hà Nội. Đây là điều vô cùng quý giá khi đồng bào hai miền gặp nhau, qua đó đoàn kết với nhau hơn, tạo ra một khối thống nhất trong tư tưởng cũng như hành động, góp phần làm nên cuộc kháng chiến thành công của dân tộc. Tình cảm của tôi dành cho Hà Nội rất đặc biệt khi đã gắn bó với nơi này trong thời kỳ gian khó nhất. Hiện nay dù tuổi đã cao, sức yếu nhưng tình cảm dành cho Hà Nội vẫn còn sâu đậm, không hề phai mờ trong tôi.

**********************

Ông Duy Phương (Phóng viên VOV - Cơ quan thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh):

Hà Nội đã tạo nên hồn cốt trong tôi

Từ phương Nam hướng về Hà Nội

Nhà tôi ở Thủ đô, chỉ mấy bước chân là ra đến Hồ Tây. Xa Hà Nội hơn 6 năm nay để làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, dù ngày nay việc đi lại giữa hai thành phố rất thuận lợi, chỉ vài ba tiếng đồng hồ là về đến nhà, nhưng một người Hà Nội như tôi vẫn luôn nhớ nhung và dành nhiều tình cảm về nơi mình sinh ra, trưởng thành. Nỗi nhớ, hay hoài niệm về Hà Nội không rõ ràng thành hình hài, mà hòa lẫn vào từng hàng cây ven Hồ Tây, từng gánh hàng hoa trên phố Phan Đình Phùng, từng con ngõ nhỏ hun hút rêu phong.

Bởi vì tất cả đều là kỷ niệm của một thời tôi từng gắn bó, từng có mối tình đầu với những lần hò hẹn hồn nhiên. Nếu như thành phố Hồ Chí Minh là thành phố của sự sôi động, khoáng đạt thì Hà Nội lại chậm rãi, nhiều lúc trầm mặc, hệt như cái se se lạnh đầu mùa Thu, vừa đủ khiến lòng man mác và thư thái vậy.

Khoảng thời gian đặc biệt nhất trong tôi, có lẽ là thời sinh viên đầy trong sáng và hoài bão. Tôi theo học tại ngôi trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nơi có những thầy cô tâm huyết với nghề, truyền lửa đam mê cho những thế hệ người làm báo trẻ. Những sản phẩm báo chí đầu tay còn nhiều ngô nghê nhưng tràn đầy niềm hào hứng. Rồi cũng có những tác phẩm “đủ chín” để các cơ quan báo chí sử dụng. Hơn tất cả, thứ đọng lại mãi mãi một thời sinh viên chính là tình bạn bè, những cô cậu sinh viên từ mọi miền đất nước tụ về Hà Nội để cùng chia sẻ vui buồn trong học tập lẫn cuộc sống. Giờ đây, mỗi khi có dịp trở về Hà Nội, tôi lại tiếp nạp thêm một chút hồn cốt của mảnh đất kinh kỳ ngàn năm. Để khi vào lại thành phố Hồ Chí Minh, những hồn cốt ấy lại tiếp tục được thắp lên, không những sưởi ấm tâm hồn mà còn giúp tôi thêm vững tin vào hành trang cuộc đời làm báo ở đất phương Nam.

**********************

Ông Nguyễn Dương Anh Đức (quận 11, thành phố Hồ Chí Minh):

Nhớ tiếng leng keng tàu sớm, khuya...

Từ phương Nam hướng về Hà Nội

Ba tôi người Huế, tập kết ra Bắc rồi lấy mẹ tôi là người Hà Nội gốc. Tôi sinh ra ở Đống Đa, nơi cách Ga Hàng Cỏ không quá xa, đủ để đêm đêm nghe đều tiếng tàu lửa khi rời ga, hoặc âm thanh ghì hãm vào đường ray “két… két” khi đầu xe lửa chạy chậm rồi dừng hẳn trong ga. Nghe tiếng chen chân, nói lại của hành khách, lúc rôm rả, khi thưa vắng… cũng có thể cảm nhận được chuyến tàu hôm đó là chuyến Bắc Nam hay ga lẻ Phủ Lý, Chợ Si… đi ra.

Nhớ nhất vào những đêm đông cuối năm, khi cái lạnh thấu xương tỏa khắp ngõ hẻm, ngoài đường phố vẫn còn người mưu sinh bán dạo, nhặt phế liệu. Từ ô cửa, tôi ngó nhìn xuống dưới và bắt gặp người đàn ông bán xôi. Ông dựng xe đạp trên vỉa hè, ngồi thu mình, co ro giữa trời mưa phùn, rồi lấy chiếc điếu cày, vê thuốc, châm hút. Khói tỏa đặc trên đầu một lúc lâu rồi mới tản ra theo gió. Bất chợt ông nhìn lên cửa, bắt gặp tôi làm tôi giật mình. Nhưng nhanh chóng, ông nhoẻn nụ cười, tuy khắc khổ mà vô cùng hiền hậu.

Tôi sống ở Hà Nội được 5 năm, sau đó theo ba mẹ vào thành phố Hồ Chí Minh. Tuy ngắn ngủi nhưng những ký ức về Hà Nội luôn đọng mãi trong tôi. Sau này mỗi lần về Hà Nội, tôi vẫn thường lân la những con đường mà tôi từng đi qua, lòng ngập tràn bao cảm xúc khó tả. Giờ Hà Nội thay đổi quá nhanh, nhưng tôi vẫn nhớ về nét hồn cốt vốn tạo nên văn hóa người Hà Nội.

**********************

Ông Trần Xuân Tình (PV báo Lao động Thủ đô – Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh):

Những năm tháng không thể nào quên

Rời quê hương miền Trung theo học ở Hà Nội, những sinh viên xa nhà như chúng tôi không khỏi bỡ ngỡ, lo lắng, thậm chí đầy sợ sệt trước không gian phố phường tấp nập Hà Nội. Nhớ ngày đầu làm thủ tục nhập học, tay xách rương sắt vào ở Ký túc xá Mễ Trì, (Ký túc xá của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) để ở, những tân sinh viên đứa nào cũng lơ ngơ.

Từ phương Nam hướng về Hà Nội

Rồi khi đã “quen Hà Nội”, chúng tôi không còn chỉ biết mỗi giảng đường, thư viện, ký túc xá mà còn thuộc lòng nhiều tuyến phố. Ở đó vào mỗi độ đông về, khi dòng người thưa vãn lúc đêm dần khuya, âm thanh “xôi khúc đây, xôi khúc đây” quen thuộc của người đạp xe đạp bán dạo lại vang lên. Đâu đó ở đầu ngõ hẻm, nơi quán nước còn chong ngọn đèn dầu, vài bóng người thu mình trong cái lạnh tê tái. Mọi người trầm ngâm hỏi han những chuyện trong ngày hoặc bàn tán bao nhiêu chuyện “Đông Tây kim cổ”. Đẹp nhất là những ngày đầu Thu, nhiều tuyến phố Hà Nội thơ mộng trong làn gió nhẹ, lá vàng rơi đều, dòng người chậm rãi đi qua. Gánh hàng rong chở hoa, bánh cốm hoặc những thức ăn đậm chất Hà thành lại khiến lòng người mê đắm khó tả.

Giờ đây tạm xa Hà Nội để làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, lòng tôi vẫn luôn khắc khoải về Hà Nội, nơi tôi trải nghiệm 4 năm trên mái trường đại học, để lại trong tôi biết bao cảm xúc khó quên về những tháng ngày hoài bão, khát vọng của tuổi trẻ.

Xuân Tình – Minh Tuấn

Nên xem

EVNHANOI đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả

EVNHANOI đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) triển khai thực hiện chương trình Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”.
Thanh niên quận Bắc Từ Liêm với chuyển đổi số, văn minh - an toàn

Thanh niên quận Bắc Từ Liêm với chuyển đổi số, văn minh - an toàn

(LĐTĐ) Ngày 26/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm với thanh niên trên địa bàn quận năm 2024. Tại hội nghị thanh niên quận Bắc Từ Liêm đã đặt ra các nhóm vấn đề: Khởi nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội; thanh niên với chuyển đổi số, văn minh - an toàn; phòng tránh tệ nạn xã hội; chế độ, chính sách đối với hoạt động đoàn và cán bộ Đoàn.
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp

Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp

(LĐTĐ) Hà Nội sắp chứng kiến một sự kiện văn hóa độc đáo khi Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức chương trình "Đêm Trúc Bạch" từ ngày 29/11 đến 01/12/2024. Sự kiện là hành trình đưa du khách trở về với ký ức của một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử - thời bao cấp, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã, phường Trúc Bạch.
Cụm thi đua số 8 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 8 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Ngày 26/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 8.
Một số biện pháp để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy

Một số biện pháp để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Cháy nổ thường ập đến bất ngờ và để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản. Vì vậy, công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại Hà Nội luôn được đặt lên hàng đầu, trong đó công tác phòng ngừa là yếu tố then chốt.
Thiếu 87 bàn thắng, Ronaldo sẽ cán mốc 1.000

Thiếu 87 bàn thắng, Ronaldo sẽ cán mốc 1.000

(LĐTĐ) Với 2 pha lập công trong trận đối đầu với Al Gharafa, Ronaldo đã giúp Al Nassr tiếp tục bay cao tại Cúp C1 châu Á. Trong 3 lần ra sân gần nhất cho CLB lẫn đội tuyển quốc gia, anh ghi 5 bàn để cán mốc 40 lần phá lưới đối thủ từ đầu năm 2024 tới nay.
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Tin khác

Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động