Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Lòng vẫn nhớ về Hà Nội Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Bản hùng ca tuổi trẻ

Mùa xuân năm 1976, cách đây gần 50 năm về trước, với lòng yêu nước mãnh liệt và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, đi đến bất cứ đâu khi Tổ quốc cần. 100 thanh niên tiên phong của Thủ đô, đã chia tay gia đình, người thân và tạm biệt Hà thành lên đường vào Tây Nguyên, đến miền đất đỏ Lâm Đồng để tiền trạm, mở đường cho cuộc xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng.

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội
Các vườn đào Nhật Tân “chính hiệu” ở Lâm Hà khoe sắc thắm.

Nối tiếp đó, lần lượt là 8 Tổng Đội thanh niên xung phong với hơn 2.000 người từ tất cả các quận, huyện ở nội và ngoại thành Hà Nội cũng đồng loạt lên đường vào vùng đất mới.

Và, một vùng rừng núi hoang vu được cày xới, chia lô đặt theo các tên gọi thân thương: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm... Đó là những cái tên do lãnh đạo thành phố Hà Nội lúc bấy giờ đặt khi người dân Thủ đô vào sinh sống trên vùng kinh tế mới với tâm niệm: Đây được xem là một phần máu thịt của Hà Nội.

Quê hương mới của những người con xa xứ rất rộng lớn,gian khó trăm bề. Ở chốn núi non, đất đỏ, những đôi chân chỉ quen đi đường bằng, những đôi tay chỉ quen làm việc tri thức nay phải băng rừng, lội suối, xẻ núi, khai khẩn đất hoang khiến bàn tay tứa máu, đôi bàn chân dần chai sạn. Đó là còn chưa kể đến những hiểm nguy của chốn “rừng thiêng, nước độc” với địa hình thung lũng hiểm trở, nhiều loài thú dữ…

Đã có những thất vọng, đã có những khó khăn, và cả những thất bại nhưng với tinh thần “Ba sẵn sàng”, những gian khổ, nguy hiểm không quật ngã được ý chí quyết tâm, kiên cường của những nam thanh, nữ tú đất Hà thành năm ấy.

Những người đi khai hoang mở đất trên vùng đất đỏ của Lâm Đồng năm ấy, nay đã là những cụ ông, cụ bà, tóc đã pha sương, có người đã vĩnh viễn nằm lại nơi mảnh đất bazan. Thế nhưng, khi nói về những năm tháng tuổi trẻ trên miền đất mới, họ vẫn nhớ như in một thời dành cả thanh xuân để cống hiến và làm việc.

Lại nhớ Tết xưa Hà Nội

Mỗi khi Tết đến, Xuân về, nỗi nhớ quê cha, đất mẹ của họ lại càng thêm da diết. Đón Tết cổ truyền nơi quê hương thứ hai nhưng trong lòng họ vẫn cố gắng giữ gìn những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Hà Nội để tìm lại chút bóng dáng của quê hương; để con cháu, bạn bè biết, hiểu thêm về những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội và vơi đi phần nào nỗi nhớ.

Họ cũng biết rằng, xa Hà Nội đã bao lâu, Thành phố bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Hà Nội đang không ngừng thay đổi để phát triển, xứng đáng với vị trí trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước.

Lướt mạng xã hội, thấy bạn bè, người thân quê nhà cập nhật liên tục về Tết ở quê nhà, trong lòng mỗi người lại rộn ràng, bâng khuâng bao nỗi nhớ, hoài niệm về những cái Tết của ngày xưa. Trong đó có bà Trần Thị Nụ (xóm Tân Bình), bà cho biết đã rời Hà Nội vào năm 1978 theo diện kinh tế mới để đến Lâm Hà làm việc và sinh sống. Mấy chục năm qua, mỗi khi Tết đến xuân về, ký ức về những mùa Xuân ở Thủ đô dường như chỉ mới ngày hôm qua.

Đó là cái Tết dù đơn sơ nhưng lại chứa chan nghĩa tình và mang một hương vị rất khác so với bây giờ: Là hình ảnh các băng rôn đỏ “Chúc mừng năm mới” hoặc một khẩu hiệu “rất truyền thống” Mừng Đảng, mừng Xuân, năm mới thắng lợi mới" được treo khắp phố phường; đôi khi đơn giản là cành đào thắm, hộp mứt, hương thơm của nước lá mùi già hay cảnh cả nhà quây quần gói bánh chưng, háo hức đón giao thừa trong tiếng pháo nổ đì đùng. Thuở ấy, pháo làm bằng giấy điều và thuốc than xoan nên mùi ít khét, xác pháo xé đều rải khắp mặt đất giống như những cánh hoa đào tô điểm sắc xuân sang...

Những ngày này, tại vườn đào Nhật Tân của ông Nguyễn Quang Lâm (thị trấn Nam Ban) các nhân công đang tất bật vặt lá để nuôi dưỡng nụ hoa. Là một giáo viên công tác ở địa phương, ông Lâm trồng đào từ năm 1996 xem như một nghề tay trái và để cho vơi nỗi nhớ quê hương. Vùng Nam Ban được xem là nơi trồng đào Nhật Tân nhiều nhất của Lâm Hà và cả tỉnh Lâm Đồng, nơi đây luôn thu hút người dân đến tham quan tìm mua về trưng Tết.

Nhờ có những vườn đào Nhật Tân như thế, nhiều người Hà Nội luôn tìm đến để được ngắm nhìn hoa đào nở, để được sống trong không khí Tết của quê hương. Dù ở xa, họ vẫn luôn giữ được cốt cách của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Vẫn thanh lịch, vẫn giữ giọng nói miền Bắc và trái tim luôn hướng về quê hương... Họ đều mong rằng Hà Nội sẽ tiếp tục cất cánh bay cao, bay xa hơn nữa.

Sau ngày thống nhất đất nước, non sông liền một dải, Đảng ta đã ra chủ trương phân bố lại lao động và dân cư trên địa bàn cả nước để thực hiện nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng.

Ngày 10/10/1975, trong khi người Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô trong niềm vui đất nước được hoàn toàn thống nhất. Thời điểm đấy, đoàn cán bộ do các đồng chí Nguyễn Xuân Bảy - Thành ủy viên, Trần Duy Dương - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dẫn đầu, lên đường vào Lâm Đồng. Nhiệm vụ của họ là thực hiện chủ trương của Đảng, khảo sát vùng đất mới, làm tiền đề cho việc khai hoang mở đất, tạo nên vùng kinh tế mới Hà Nội ngày nay trên cao nguyên Lâm Đồng.

Đến năm 1976 tỉnh Lâm Đồng và thành phố Hà Nội phối hợp, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng Vùng Kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng và thống nhất lấy Nam Ban - Lán Tranh với diện tích tự nhiên khoảng hơn 42,6 ngàn hecta (lúc đó thuộc huyện Đức Trọng) để xây dựng vùng kinh tế mới. Nam Ban hồi đó được coi là trung tâm của khu kinh tế mới Hà Nội.

Đinh Hương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cầu thủ Đỗ Duy Mạnh trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu thủ đô

Cầu thủ Đỗ Duy Mạnh trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu thủ đô

Ngày 18/3, Thành Đoàn Hà Nội công bố 10 Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2024. Cầu thủ Đỗ Duy Mạnh là một trong số 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII phải bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII phải bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước khi trình Thủ tướng.
Nghệ An ghi nhận khoảng 1.100 ca sốt phát ban nghi sởi

Nghệ An ghi nhận khoảng 1.100 ca sốt phát ban nghi sởi

Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, ngành Y tế Nghệ An triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Năm đầu tiên Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia thực hiện theo quy chế mới

Năm đầu tiên Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia thực hiện theo quy chế mới

Năm 2025 là năm đầu tiên Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 06/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành ngày 10/4/2024.
Công an xác minh vụ xe tải chèn ép ô tô con trên cầu vượt Bắc Hồng

Công an xác minh vụ xe tải chèn ép ô tô con trên cầu vượt Bắc Hồng

Chiều 18/3, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 15 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) cho biết, đơn vị đang xác minh danh tính tài xế trong đoạn clip xe tải liên tục đánh võng và chèn ép ô tô con khi lưu thông trên cầu vượt Bắc Hồng.
Gặp mặt học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực, quốc tế năm 2025

Gặp mặt học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực, quốc tế năm 2025

Chiều 18/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2025.
Hãng bánh mỳ Pháp Maison Kayser sẽ có mặt tại Việt Nam

Hãng bánh mỳ Pháp Maison Kayser sẽ có mặt tại Việt Nam

Tập đoàn Sun Group và Maison Eric Kayser Asie LTD - Hãng bánh mì Pháp danh tiếng hàng đầu thế giới vừa chính thức ký kết hợp đồng nhượng quyền, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc đưa tinh hoa ẩm thực Pháp đến Việt Nam.

Tin khác

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động