Công khai, minh bạch trong quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố
Các đồng chí: Nguyễn Lan Hương - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội; Nguyễn Sỹ Trường - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội; Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị có đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội, sở, ngành của thành phố Hà Nội; các chuyên gia, nhà khoa học…
Tại Hội nghị, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội đã thông tin về dự thảo Đề án. Theo đó, nguyên tắc xây dựng Đề án: Lòng đường và hè phố được sử dụng cho mục đích chính là phục vụ giao thông; hè phố phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến; việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố ngoài mục đích giao thông phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc chấp thuận, sử dụng đúng mục đích và phạm vi cho phép.
![]() |
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Hội nghị. |
Phạm vi, đối tượng của Đề án: Các tuyến hè phố có đủ điều kiện sử dụng một phần hè phố để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, để kinh doanh, phát triển kinh tế đô thị, du lịch, kinh tế đêm; các tuyến đường có đủ điều kiện để sử dụng một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ.
Có 6 tiêu chí khai thác, sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, để kinh doanh, phát triển kinh tế đô thị, du lịch, kinh tế đêm, gồm: Tiêu chí 1: Hè phố cho phép kinh doanh phải có hè phố chiều rộng tối thiểu 3m (trừ trường hợp đặc biệt trong khu vực phố Cổ). Tiêu chí 2: Đảm bảo chỗ đỗ xe cho khách tại chỗ hoặc trong phạm vi cho phép. Tiêu chí 3: Kinh doanh đảm bảo yếu tố an toàn, văn minh. Tiêu chí 4: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật. Tiêu chí 5: Ủy ban nhân dân cấp huyện cần lấy ý kiến của người dân trước khi tiến hành cho phép hè phố kinh doanh. Tiêu chí 6: Hè phố tổ chức kinh doanh phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép.
Đề án đề xuất 9 mô hình hè phố có đủ điều kiện sử dụng tạm thời để kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế đô thị, tạm trông giữ phương tiện giao thông.
Việc cấp mới, điều chỉnh, thu hồi giấy phép sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ (xe mô tô 2 bánh, xe đạp điện…) hoặc kinh doanh do Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo phân cấp. Nội dung giấy phép phải quy định rõ phạm vi, thời gian, tổ chức, cá nhân được sử dụng một phần hè phố để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ hoặc kinh doanh.
Phí sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ (xe mô tô 2 bánh, xe đạp điện…) hoặc kinh doanh được xác định theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020 của Hội đồng nhân dân Thành phố về việc ban hành một số Quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố.
Giá dịch vụ trông giữ xe hoặc kinh doanh tạm thời một phần hè phố được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật, của Thành phố.
Việc cấp mới, điều chỉnh, thu hồi giấy phép sử dụng tạm thời lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ do Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo phân cấp. Giấy phép chỉ có giá trị trong thời gian cụ thể ghi trong nội dung giấy phép. Nội dung giấy phép phải quy định rõ phạm vi, thời gian, tổ chức, cá nhân được sử dụng lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ.
Phí sử dụng lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ được xác định theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020 của Hội đồng nhân dân Thành phố về việc ban hành một số Quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố.
Giá dịch vụ trông giữ phương tiện giao thông đường bộ dưới lòng đường được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật, của Thành phố về giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn Thành phố.
![]() |
Đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị. |
Tham gia đóng góp ý kiến tại Hội nghị, các đại biểu tập trung vào 9 nhóm vấn đề: Sự cần thiết, căn cứ, nguyên tắc, phạm vi, đối tượng, tiêu chí, mục đích, giải pháp tổ chức thực hiện và thẩm quyền ban hành Đề án. Các ý kiến đánh giá công tác chuẩn bị Đề án công phu, kỹ lưỡng, có tham khảo mô hình của quốc tế và trong nước để đề ra phương án cụ thể; cụ thể, rõ ràng trong phân cấp, phân quyền và phân công nhiệm vụ.
Các ý kiến đều nhấn mạnh sự cần thiết trong việc xây dựng, triển khai Đề án với mục đích chính là khắc phục tình trạng quản lý, khai thác hè phố và một phần lòng đường trong thời gian qua; tạo được sự đồng thuận của nhân dân nếu Đề án được triển khai thực hiện. Các ý kiến thống nhất cao mục tiêu chính của Đề án là quản lý trật tự đô thị, tiếp đó mới là vấn đề liên quan đến khai thác một phần lòng đường, hè phố phục vụ cho mục đích kinh tế và giải quyết những vấn đề về an sinh xã hội.
Theo các đại biểu, cần nghiên cứu kỹ thẩm quyền ban hành văn bản, đảm bảo phù hợp với Luật Thủ đô và Chương trình hành động của Chính phủ; lược bỏ các văn bản đã hết hiệu lực, cập nhật đầy đủ nội dung văn bản mới, đặc biệt là Luật Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô, các Nghị quyết và chính sách mới của Đảng và Nhà nước; thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức và nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng tránh tiềm ẩn về tiêu cực, lãng phí; đề xuất cơ chế để phối hợp các lực lượng, các cấp, các ngành khi triển khai Đề án; có chế tài xử lý đối với những trường hợp sai phạm; ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết các thủ tục hành chính, thu phí bằng vé điện tử, đảm bảo không thất thoát, tiêu cực, lãng phí và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu thuê để sử dụng hè phố, một phần lòng đường.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu dự Hội nghị; đề nghị Sở Xây dựng tiếp thu ý kiến tại Hội nghị, hoàn thiện dự thảo Đề án đảm bảo chất lượng; Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố sẽ tổng hợp các ý kiến, tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều khó khăn, thách thức trong phòng chống bệnh lao

Doanh nghiệp lo ngại khó khăn khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân

Hà Nội: Triển khai ngay phòng họp không giấy

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Nghiên cứu mở rộng, tăng làn xe cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Tin khác

Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 24/03/2025 16:30

Nam Từ Liêm: Triển khai các nhiệm vụ về sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị
Nhịp sống Thủ đô 24/03/2025 15:31

Quận Hoàn Kiếm thông tin về dự án cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ
Nhịp sống Thủ đô 24/03/2025 13:49

Lễ hội chùa Tây Phương sẽ được tổ chức đầu tháng 4/2025
Nhịp sống Thủ đô 23/03/2025 20:50

Sáng mãi tinh thần phụ nữ Ba đảm đang
Nhịp sống Thủ đô 22/03/2025 22:09

Lan tỏa phong trào thi đua "Sáng - xanh - sạch - đẹp" trên địa bàn huyện Thạch Thất
Nhịp sống Thủ đô 22/03/2025 21:13

Tạm biệt "Hàm Cá Mập": Hồ Hoàn Kiếm đón khách gấp ba ngày thường
Nhịp sống Thủ đô 21/03/2025 15:37

Hà Nội: Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu
Nhịp sống Thủ đô 21/03/2025 14:46

Hà Nội vào mùa hoa ban: Chị em leo thang "săn" khoảnh khắc đẹp
Nhịp sống Thủ đô 20/03/2025 22:37

Diện mạo hai khu đất xây dựng trường học sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/03/2025 22:17