Tự hào về lịch sử, vững bước vào tương lai

(LĐTĐ) Kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022), trong bối cảnh Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đang ra sức khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19 để thúc đẩy tăng trưởng nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Đồng thời, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Vươn tầm cao mới Tái hiện cuộc trở về của đoàn quân lớp lớp tiến về Thủ đô
Tự hào về lịch sử, vững bước vào tương lai
Sáng 10/10/1954, các cánh quân của Quân đội nhân dân Việt Nam từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô được giải phóng trong rừng cờ hoa đón chào của 20 vạn người dân Hà Nội. Ảnh: Tư liệu TTXVN

68 mùa thu đã qua, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội cũng kết tinh được những giá trị của Thăng Long - Hà Nội, phát huy hào khí của những chiến công vang danh trong lịch sử; vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để đề ra những chính sách phù hợp đưa Thủ đô ngày càng phát triển, xứng đáng với vị thế Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ một Thủ đô có diện tích chỉ trên 921 km2, với cơ cấu kinh tế thiên về công nghiệp nặng, kết cấu hạ tầng lạc hậu, thu nhập của người dân không cao…đến nay diện tích của Hà Nội đã lên trên 3.358 km2 (tốp 10 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới), kinh tế đã dịch chuyển theo hướng công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, kết cấu hạ tầng phát triển nhanh và hiện đại nhất cả nước, thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện, tổng thu nhập thực tế tính theo sức mua, Hà Nội thuộc nhóm 5 tỉnh, thành có thu nhập đầu người cao nhất nước. Điều đáng nói, từ một đô thị chịu ảnh hưởng nhiều của tư duy kinh tế khép kín thời bao cấp, đến nay Hà Nội đã phát huy hào khí thế rồng bay, không ngừng đổi mới, phấn đấu vươn lên trở thành thành phố sáng tạo, trung tâm sáng tạo của đất nước và mang tầm khu vực; thành phố của những ý tưởng khởi nghiệp cho mục tiêu đất nước hùng cường…

Để có được những thành tựu đó, tổ chức Công đoàn nói riêng, người lao động nói chung đóng góp phần quan trọng. Công đoàn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động để tạo dựng mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh, thu nhập ổn định cho người lao động. Đây chính là những hạt nhân tạo nên bức tranh tăng trưởng cho kinh tế Thủ đô. Đặc biệt, trong công tác chuyên môn, tổ chức Công đoàn Thủ đô luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất” nên đã tạo ra những phong trào về sản xuất, kinh doanh, sáng kiến, sáng tạo trong doanh nghiệp; phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi… nhờ đó không chỉ tạo hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh mà còn góp phần giải bài toán năng suất lao động thấp, một trong những điểm nghẽn của nền kinh tế hiện nay.

Nói một cách ngắn gọn, có được thành tựu như ngày hôm nay, bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ Thành phố, sự điều hành năng động của các cấp chính quyền là có sự đóng góp của toàn hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức Công đoàn Thủ đô mà hạt nhân trung tâm là người lao động.

…Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, song Đảng bộ, chính quyền Thành phố tự nhận thấy, trong phát triển kinh tế vẫn chưa tạo được các “đột phá lớn” và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Vì thế, trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII xác định, giai đoạn 2020-2025 tiếp tục phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị thông minh, thành phố đổi mới sáng tạo. Hà Nội cơ bản trở thành thành phố công nghiệp hóa - hiện đại hóa, GRDP/người đạt 8.100-8.300 USD. Phấn đấu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, đô thị phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế. Hà Nội trở thành thành phố công nghiệp hóa - hiện đại hóa hoàn chỉnh, thành phố thông minh, GRDP/người đạt 12.000-13.000 USD.

Và để Hà Nội phát triển gắn với vùng Thủ đô trở thành trung tâm kinh tế năng động của cả nước và khu vực, ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp đó ngày 16/6, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô Hà Nội... Hiện tại, các cấp, ngành đang cho ý kiến hoàn thiện, bổ sung Luật Thủ đô (sửa đổi). Hy vọng đây chính là những tiền đề quan trọng để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.

Phát huy hào khí Thăng Long- Hà Nội, phát huy tinh thần “trùng trùng quân đi như sóng/Lớp lớp đoàn quân tiến về…” trong những ngày thu tháng Mười, 68 năm trước, tự hào về lịch sử, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân lao động Thủ đô tự tin vững bước vào tương lai, quyết tâm xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm khu vực.

Lê Hà

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Tin khác

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Xem thêm
Phiên bản di động