Xúc động tình cảm đồng bào, đồng chí với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

(LĐTĐ) Từ 4 - 5h sáng ngày 25/7, đông đảo nhân dân huyện Đông Anh và phụ cận đã cùng nhau hướng về Nhà văn hóa thôn Lại Đà để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con thân thương của quê hương. Cùng với Lễ viếng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, lễ viếng được tổ chức tại quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội cũng được tổ chức trang trọng với nghi thức cao nhất.
Tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn để đáp ứng tình hình mới Trực tuyến: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Người dân nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngay từ sáng sớm, người dân đến dự lễ viếng đã được hướng dẫn gửi xe tại Trường Tiểu học Đông Hội và UBND xã Đông Hội, sau đó di chuyển lên xe điện để vào nơi tổ chức lễ viếng. Để bảo đảm an ninh, an toàn, nhân dân khi đến viếng trình theo căn cước công dân gắn chíp (hoặc điện thoại có cài đặt VNeID) để quét mã QR tại các chốt kiểm soát.

Ghi nhận của phóng viên, ở ngay đầu thôn Lại Đà, một màn hình LED được dựng ở sân Nhà văn hóa nhằm trình chiếu hình ảnh trực tiếp tại Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Trong không gian trang nghiêm, tiếng nhạc Hồn tử sĩ vang lên, không ít người bật khóc, cúi đầu khi những hình ảnh trực tiếp tại Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia hiện lên trên màn hình.

Xúc động tình cảm đồng bào, đồng chí với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
Hàng vạn người dân nghẹn ngào đưa tiễn Tổng Bí thư tại quê nhà

Ở phía bên ngoài thôn, từng đoàn yên lặng nối đuôi nhau cùng hướng về khu vực Nhà văn hóa thôn Lại Đà. Trên khắp các đường thôn, ngõ xóm của thôn Lại Đà, không khí bao trùm sự tiếc thương, niềm tự hào, sự kính trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Công tác bảo đảm an ninh an toàn cho Lễ tang được các lực lượng vũ trang, lực lượng địa phương triển khai bài bản, khoa học. Do đó, dù số lượng người về viếng Tổng Bí thư tại quê nhà rất đông, song không có hiện tượng ùn tắc hay chen lấn. Tuyến đường từ cổng thôn Lại Đà đến Nhà văn hóa thôn đều có các trạm dừng nghỉ, phục vụ nước uống miễn phí cho người dân đến viếng.

Xúc động tình cảm đồng bào, đồng chí với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
Từ sáng sớm, đại diện các gia đình, người thân, nhân dân thôn Lại Đà và huyện Đông Anh đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong dòng người xếp hàng chờ được viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà huyện Đông Anh, người dân đã chia sẻ những câu chuyện về một vị lãnh đạo bình dị, luôn nêu gương, khiêm nhường, liêm khiết, chí công vô tư.

Ông Vương Khắc Duy (83 tuổi, thôn Lại Đà, Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội) được gia đình đẩy xe lăn tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ, ngày trước ông học cùng trường với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng nay, ông đã dậy sớm chuẩn bị quần áo tối màu, cùng con cháu đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà.

Cụ Nguyễn Văn Tuế (93 tuổi), nét mặt như thêm già xọm sau nỗi buồn đau mất mát. Cụ Tuế chia sẻ: Cả mấy đêm trước, cụ không thể ngủ được. Sau khi nhận được tin Tổng Bí thư qua đời, không chỉ cụ mà tất cả người dân Lại Đà đều vô cùng đau xót. Sáng sớm nay, dù đã yếu, nhưng từ 4h sáng, cụ Tuế đã một mình chống gậy ra khu vực tổ chức lễ viếng khi chưa có ai.

Nhớ những lần Tổng Bí thư về thăm Đông Hội, cụ Tuế cho biết: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn gần gũi, giản dị. “Mỗi khi về quê, đến đầu cổng làng, Tổng Bí thư đều xuống xe và đi bộ, ghé qua nhà các cụ cao niên trong làng hỏi thăm sức khỏe mọi người”, cụ kể lại.

Xúc động tình cảm đồng bào, đồng chí với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
Ngay đầu thôn Lại Đà, một màn hình LED được dựng ở sân nhà văn hóa nhằm trình chiếu hình ảnh trực tiếp tại Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội).

Chị Nguyễn Thị Thắm (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, từ 5h sáng, chị cùng người dân thôn Lại Đà xếp hàng ngay ngắn để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chị cho biết, mặc dù chưa được nói chuyện trực tiếp với Tổng Bí thư, nhưng trong cảm nhận của người dân trong làng, Tổng Bí thư là người sống rất giản dị, chân thành với người dân thôn Lại Đà. “Nhân dân trong xã, trong thôn chúng tôi, ai cũng kính trọng, mến yêu, tự hào về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” - chị Thắm cho hay.

Cũng trong sáng nay, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cũng đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Lễ tang, trong buổi sáng có hơn 30 đoàn đã đăng ký trước với Ban Tổ chức để vào viếng Tổng Bí thư tại quê nhà. Đây chủ yếu là các đoàn thể đơn vị trong huyện và địa bàn lân cận. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi đại diện đoàn thể vào viếng, sau hơn 8h dòng người xếp hàng chờ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục nhiều hơn. Đông đảo người dân tới để cùng tưởng nhớ, tri ân một con người đáng kính, chiêm nghiệm và lan tỏa những điều mà ông đã làm và làm gương để các thế hệ tiếp nối sống một cuộc đời sao cho thật xứng đáng.

Xúc động tình cảm đồng bào, đồng chí với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
Để bảo đảm an ninh, an toàn, nhân dân khi đến viếng trình theo căn cước công dân gắn chíp (hoặc điện thoại có cài đặt VNeID) để quét mã QR tại các chốt kiểm soát.

Theo lãnh đạo huyện Đông Anh, việc tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà thôn Lại Đà là niềm vinh dự, trách nhiệm lớn lao của chính quyền và người dân địa phương. Ngay sau khi có Thông cáo đặc biệt về Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chính quyền và người dân nơi đây đã gấp rút chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các điều kiện phục vụ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo đúng nghi thức Lễ Quốc tang, đảm bảo trang trọng nhất, chu đáo nhất và đúng quy định, thể hiện sự thành kính, lòng tiếc thương vô hạn của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân quê hương Đông Anh đối với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, nhất là cho thế hệ trẻ hiện nay.

Tuấn Dũng

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) đối với 15 bị cáo; trong đó có bị cáo Lê Đức Thọ (SN 1970 quê Phú Thọ), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietinbank (từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2021), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre (từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2023).
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội tên dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động