Trốn cách ly y tế có thể bị xử lý hình sự
Hà Nội tổ chức cách ly y tế ngay các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam | |
Dịch Covid-19: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu người mắc bệnh | |
Người dân Hạ Lôi trong những ngày cách ly phòng chống dịch |
Hàng ngày ở một số tỉnh, thành phố vẫn ghi nhận thêm các ca nhiễm mới trong cộng đồng liên quan đến dịch Covid-19. Để đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả, lực lượng chức năng yêu cầu: Cách ly và điều trị tại cơ sở y tế những trường hợp nhiễm bệnh và người thân của bệnh nhân đã có tiếp xúc gần họ; Cách ly tại cơ sở tập trung những người có tiếp xúc gần với trường hợp nhiễm bệnh và người thân của họ.
Các đối tượng ở/đi qua/đến từ vùng dịch tễ nhưng chưa có các triệu chứng sốt/viêm nhiễm đường hô hấp cấp; Cách ly tại nhà/nơi cư trú các đối tượng đã có tiếp xúc với những người được cách ly ở vòng 2.
Mục đích của việc cách ly y tế là hạn chế sự lây nhiễm chéo, hạn chế sự phát tán của virus trong cộng đồng, từ đó giảm số ca nhiễm mới và giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia.
Việc cách ly y tế quan trọng và cần thiết như vậy nhưng vẫn có người bỏ trốn hoặc không thực hiện nghiêm túc việc cách ly theo quy định.
Cách ly y tế nghiêm ngặt để phòng dịch Covid-19. (Ảnh: Y.T) |
Trao đổi với Lao động thủ đô về hình thức xử lý đối với những hành vi trốn cách ly y tế, luật sư Nguyễn Thị Nga – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp thì hành vi trốn cách ly y tế có thể gây nguy cơ lây lan bệnh ra cộng đồng, khiến việc kiểm soát dịch bệnh của cơ quan quản lý gặp rất nhiều khó khăn, gây hoang mang, lo lắng cho những người tiếp xúc gần. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hay bị xử lý hình sự.
Cụ thể, về trách nhiệm hành chính, tại Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định: Người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định pháp luật.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này;
Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này;
Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật;
Thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Về trách nhiệm hình sự,nếu người có hành vi trốn khỏi nơi cách ly mà mang mầm bệnh lây nhiễm cho người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
Tùy theo mức độ gây thiệt hại mà người phạm tội có thể bị phạt tù với khung hình phạt cao nhất lên đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Nếu người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa mà trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24