Triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm
Trước đó, theo thông tin của Bộ Y tế, trong tháng 10/2022 đã có 1 trường hợp người nhiễm vi rút cúm gia cầm, chủng A (H5) tại tỉnh Phú Thọ, sau hơn 8 năm Việt Nam không có trường hợp người tử vong hoặc nhiễm vi rút cúm A (H5); nâng tổng số người nhiễm vi rút cúm gia cầm A (H5) tại Việt Nam lên 128 trường hợp trong giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 10/2022.
Riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, tính đến cuối tháng 10/2022, bệnh cúm gia cầm đã xảy ra tại một số hộ tại 3 huyện (Ba Vì, Phúc Thọ, Phú Xuyên), tổng số gia cầm buộc phải tiêu hủy là 16.397 con.
Các địa phương cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm (Ảnh minh họa). |
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm kịp thời, hiệu quả, UBND huyện Thạch Thất yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các ngành, thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp.
Trong đó tập trung chỉ đạo tổ chức tiêm vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm, bảo đảm tỉ lệ đạt trên 80% tổng đàn gia cầm tại thời điểm tiêm; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng.
Chủ động giám sát dịch bệnh, nhất là tại các khu vực có ổ dịch cũ, những nơi có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm ngay khi dịch bệnh được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không chủ động khai báo.
Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, không để động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh vào địa phương. Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật. Quyết liệt ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép trên địa bàn quản lý.
Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng bệnh là chính, áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm; không vứt xác gia cầm chết ra ngoài môi trường.
Để phòng chống cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp: 1. Không giết, mổ, sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân. 2. Không buôn bán, sử dụng thịt, trứng và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. 3. Không ăn tiết canh, không ăn thịt, trứng gia cầm chưa được chế biến kỹ. 4. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương. 5. Nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00