Việt Nam xuất hiện ca cúm A (H5) trên người sau hơn 8 năm không ghi nhận
Sáng 21/10 Bộ Y tế thông báo, qua Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngày 17/10 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) ghi nhận 1 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A (H5), hiện đang sống tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Đây là ca bệnh cúm A (H5) trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì cuộc họp về phòng chống dịch bệnh chiều 20/10. |
Ngày 20/10, tại Hội nghị trực tuyến tăng cường phòng chống dịch và công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Trần Như Dương cho biết: Ngay sau khi xác định được ca bệnh, viện đã cử đội phòng, chống dịch cơ động đến Phú Thọ để phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra dịch tễ. Việc phát hiện kịp thời, khoanh vùng, kiểm soát ngay đã giúp ngăn ngừa nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Đội phòng chống dịch cơ động cũng đã lấy 65 mẫu bệnh phẩm của những người tiếp xúc với bệnh nhân (cả tiếp xúc xa và tiếp xúc gần). Kết quả xét nghiệm cho thấy, tất cả mẫu bệnh phẩm đều âm tính với cúm A (H5). Hiện, tình hình sức khỏe của những người tiếp xúc với bệnh nhân hoàn toàn bình thường.
Như vậy, tích lũy từ năm 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 trường hợp nhiễm cúm A (H5). Theo Bộ Y tế, thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa, thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển.
Dự báo, trong thời gian tới, nguy cơ cúm gia cầm lây sang người là cao. Chính vì vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị ngành Y tế các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra trường hợp người nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm, xử lý sớm, triệt để. Cùng với đó, rà soát các hướng dẫn chuyên môn về giám sát, phòng, chống cúm gia cầm trên người; xây dựng phương án phòng, chống dịch.
“Y tế các địa phương cần phối hợp với ngành thú y địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm trên gia cầm để có các biện pháp dự phòng lây sang người và chuẩn bị sẵn sàng biện pháp ứng phó”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao…
Để phòng, chống cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra 5 biện pháp phòng bệnh mà người dân cần thực hiện, cụ thể: Không giết, mổ, sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân; không buôn bán, sử dụng thịt, trứng và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; không ăn tiết canh, không ăn thịt, trứng gia cầm chưa được chế biến kỹ; khi phát hiện có gia cầm ốm, chết, phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương; nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Ngày 20/10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã gửi Công văn 1164/DP-DT đề nghị Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh với một số nội dung trọng tâm sau: Tổ chức điều tra và xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường giám sát phát hiện ổ dịch mới ở người; các bệnh viện sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y và chính quyền địa phương trong việc giám sát phát hiện dịch cúm trên gia cầm, kịp thời chia sẻ thông tin và xử lý triệt để ổ dịch. Tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao. Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38