TP.HCM: Tháo gỡ khó khăn trong triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

(LĐTĐ) Áp lực tăng dân số cơ học, mật độ dân số cao, cơ sở vật chất chưa đồng bộ... là những vấn đề mà ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang gặp phải khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.
TP.HCM: Ra mắt mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC và điểm chữa cháy công cộng” TP.HCM: Tập trung giải quyết vấn đề thu nhập và thiếu giáo viên Huyện Củ Chi kỷ niệm 55 năm ngày nhận danh hiệu "Đất thép thành đồng"

Hàng loạt vấn đề còn tồn tại

Ngày 20/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM có buổi làm việc về khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2022. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM đã đưa ra những khó khăn, thách thức của ngành giáo dục Thành phố.

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM, chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT) ở cấp tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày nhưng vì áp lực tăng dân số cơ học, mật độ dân số cao, số trường và số phòng học chưa đủ để đảm bảo 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Nhiều trường có sĩ số các lớp đông nên giáo viên rất vất vả trong việc giảng dạy và bao quát học sinh.

TP.HCM: Tháo gỡ khó khăn trong triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Toàn cảnh buổi làm việc

Cơ sở vật chất chưa đồng bộ để đảm bảo thực hiện chương trình GDPT mới, còn một số trường có diện tích nhỏ hẹp, có trường thuộc vùng ven hoặc vùng áp lực dân nhập cư như Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn, quận 12 còn thiếu phòng bộ môn, phòng chức năng, do tất cả phòng ốc đều tập trung cho việc học của học sinh.

Một số trường tiểu học thiếu phòng máy cho học sinh học tin học theo chương trình bắt buộc và sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày.

Ngoài ra, TP.HCM trải qua giai đoạn dạy học trực tuyến khá dài, một số học sinh không có thiết bị học tập, thời gian tương tác giữa giáo viên và học sinh ít, làm ảnh hưởng phần nào đến kết quả học tập của học sinh, nhất là học sinh lớp 1.

Một khó khăn khác là việc tuyển dụng giáo viên cho năm học 2021-2022 thực hiện chậm dẫn đến một số trường thiếu giáo viên dạy nhiều môn, giáo viên bộ môn, nhất là giáo viên tiếng Anh và Tin học - Công nghệ, Nghệ thuật. Tỉ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng theo quy định đối với loại hình dạy học 2 buổi/ngày.

Hiện nay, số lượng giáo viên tiểu học toàn Thành phố (cả công lập và và ngoài công lập) hiện có 24.849 người. Tỉ lệ giáo viên tiểu học/lớp chỉ đạt 1,36, chưa đáp ứng đủ để tổ chức dạy đủ các môn học và dạy học 2 buổi/ngày đối với bậc tiểu học.

Khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, dự kiến số giáo viên sẽ tăng. Việc đảm bảo 1 giáo viên dạy nhiều môn/lớp là một trong những thách thức đối với một số quận/huyện có tỷ lệ phòng học/lớp còn thấp. Về số lượng giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019, toàn thành phố đạt 83%, trong đó, khối công lập đạt 74%.

Giải pháp cho ngành giáo dục

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục. Trong đó, ngành giáo dục Thành phố lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đại trà và chủ động liên kết với các trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sài Gòn... mở các lớp bồi dưỡng để đảm bảo điều kiện đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đồng thời, phối hợp với Trường Đại học Sư phạm TP.HCM bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ trưởng chuyên môn cốt cán đã tham gia tập huấn, bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT tổ chức về triển khai Chương trình GDPT 2018, đảm bảo cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng và hoàn thành chương trình bồi dưỡng, được cơ sở bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận hoàn thành.

TP.HCM: Tháo gỡ khó khăn trong triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
TP.HCM còn 26% giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nhận định, việc triển khai Chương trình GDPT 2018 trong bối cảnh 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 chịu nhiều thách thức.

Hiện nay, dư luận đang rất quan tâm đến vấn đề trang bị sách giáo khoa cho học sinh, chất lượng dạy và học khi triển khai chương trình mới, cũng như chế độ chính sách dành cho giáo viên. Đồng thời, chương trình có sự thay đổi lớn khi triển khai một số môn học theo hình thức đa môn, thay cho việc dạy đơn môn trước đây.

Ngoài ra, bà Văn Thị Bạch Tuyết cũng rất chia sẻ những khó khăn và ghi nhận những nỗ lực của ngành giáo dục trong thời gian qua. Bà Tuyết mong rằng, ngành giáo dục thành phố sẽ ghi nhận những đóng góp của các Sở ban ngành để triển khai trong thời gian tới.

"Trước đây còn quy định hộ khẩu, lộ giới, còn tới đây không còn hộ khẩu, địa giới hành chính. Trước đây, các trường còn lấy lý do không có hộ khẩu thường trú, còn tới đây như nhau hết. Do đó, ngành giáo dục cần tính toán việc này, để làm sao đảm bảo chỗ học cho học sinh - việc đầu tiên, quan trọng nhất để triển khai chương trình GDPT mới", bà Văn Thị Bạch Tuyết nói.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết đề nghị, bằng nhiều giải pháp, ngành giáo dục cần phải đảm bảo được chất lượng giáo dục đã đặt ra; đảm bảo số lượng giáo viên, có chương trình bồi dưỡng thường xuyên chứ không phải theo đợt; đảm bảo thiết bị phục vụ dạy học cho giáo viên để đảm đương công việc của mình.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

(LĐTĐ) Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Ban Tổ chức của SEA Games 33 đã công bố cụ thể 50 môn và nhóm môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội, trong đó không có nhiều môn thế mạnh của Việt Nam.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.

Tin khác

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình

Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Xem thêm
Phiên bản di động