TP.HCM: Chính thức ngừng thi công và đề nghị kiểm toán "vào cuộc" dự án BOT đường nối cao tốc Trung Lương với Võ Văn Kiệt

(LĐTĐ) “Rầm rộ” khởi công vào năm 2016 nhưng rồi ngừng thi công chỉ 2 năm sau đó (năm 2018), dự án BOT đường nối cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương với đại lộ Võ Văn Kiệt bị bỏ hoang cho đến nay, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng không nhỏ đến diện mạo đô thị TP.HCM.
VEC-E lý giải việc trả tiền thừa bằng kẹo tại cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây Sau 30/6, trạm BOT nào chưa triển khai thu phí tự động sẽ xem xét tạm dừng thu phí BOT thu hút nguồn tài chính tư trong việc xây dựng cải thiện cơ sở hạ tầng

Ngừng thực hiện dự án BOT đầy tai tiếng

Liên quan đến dự án BOT đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương với đại lộ Võ Văn Kiệt, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký Văn bản số 2158/UBND-DA chấp thuận chủ trương ngừng thực hiện dự án xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM – Trung Lương theo hợp đồng BOT.

UBND TP.HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ đồng làm việc, trao đổi nghiệp vụ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn các thủ tục liên quan về ngừng thực hiện các dự án PPP trên địa bàn Thành phố, tham mưu đề xuất UBND Thành phố theo đúng quy định trong tháng 7/2022.

Đồng thời tham mưu, đề xuất UBND TP.HCM bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án theo quy định.

UBND TP.HCM cũng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, sau khi được giao nhiệm vụ lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án, khẩn trương nghiên cứu thực hiện dự án theo hình thức BOT và xem xét hướng tiếp cận kết nối với đường Vành đai 3 TP.HCM nhưng không làm ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng của dự án đã thực hiện, không ảnh hưởng chi phí đầu tư gồm phần chi phí thanh toán hợp pháp mà nhà đầu tư đã thực hiện và phần chi phí đầu tư còn lại của dự án, sớm trình cấp thẩm quyền xem xét, hoàn thành trong quý III/2022.

Trong cùng diễn biễn xử lý vụ việc này, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký Văn bản số 2157/UBND-DA đề nghị Kiểm toán Nhà nước quan tâm, chấp thuận bổ sung kế hoạch kiểm toán dự án nói trên theo hình thức BOT trong năm 2022.

Lý do cần cơ quan Kiểm toán Nhà nước “vào cuộc” là vì dự án BOT đường nối cao tốc TP.HCM – Trung Lương với Võ Văn Kiệt chỉ có thể triển khai tiếp trong trường hợp chấm dứt trước thời hạn với nhà đầu tư và ngân hàng cho vay phải tiếp nhận và đề xuất nhà đầu tư mới thay thế.

Để sớm hoàn tất thủ tục chấm dứt thực hiện trước thời hạn hợp đồng BOT đã ký kết nhằm hạn chế phát sinh các chi phí liên quan thanh toán cho nhà đầu tư, công tác kiểm tra hồ sơ quyết toán được thuận lợi và sớm tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thành và đưa công trình vào khai thác.

TP.HCM: Chính thức ngừng thi công và đề nghị kiểm toán
Nhiều hạng mục dự án bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực đầu tư.

Để đi đến quyết định nói trên, các cơ quan chức năng TP.HCM đã nhiều lần bàn họp, tìm phương án tháo gỡ. Gần nhất, UBND TP.HCM đã quyết định chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT với tính chất chưa có tiền lệ.

Như vậy, đến nay "số phận" dự án BOT đầy tai tiếng này đã được “định đoạt”. Tính đến nay, tiến độ giải ngân dự án rất thấp, chỉ đạt khoảng 140 tỷ đồng (tương đương 12% khối lượng xây lắp) trong khi thời gian thực hiện dự án được duyệt là từ năm 2015 – 2017.

Chỉ định nhà đầu tư yếu kém

Dự án BOT đường nối cao tốc Tp. HCM – Trung Lương với đại lộ Võ Văn Kiệt triển khai theo hình thức chỉ định nhà đầu tư. Điều đáng nói, vì thẩm định lỏng lẻo nên “để lọt” nhà đầu tư yếu kém năng lực.

Nhà đầu tư không có năng lực nhưng vẫn được chỉ định thực hiện và được ngân hàng tài trợ tín dụng hơn 1.438 tỷ đồng nhưng đến nay khó thu hồi, chuyển thành nợ xấu. Hệ quả là 6 năm qua, dù chỉ có 2,7 km nhưng dự án vẫn chưa thể hoàn thành trong khi lãnh đạo chủ chốt của nhà đầu tư đang dính vòng lao lý trong vụ án liên quan đến ông Đinh Ngọc Hệ (còn gọi Út trọc).

Dự án này do Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (gọi tắt là Công ty Yên Khánh) được chỉ định làm chủ đầu tư. Ngày 25/6/2016, UBND Tp. Hồ Chí Minh - đại diện bởi ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM và Công ty Yên Khánh - đại diện bởi bà Vũ Thị Hoan, Giám đốc công ty ký hợp đồng BOT số 3233/HĐ.BOT-UBND dự án đoạn tuyến nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương.

Địa điểm xây dựng dự án tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, thời gian xây dựng 20 tháng kể từ ngày khởi công. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng) là hơn 1.557 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 14,8% và số còn lại là đi vay. Trong khi đó, việc bồi thường giải phóng mặt bằng được tách thành dự án riêng, sử dụng ngân sách TP.HCM do Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh thực hiện.

Về phương án thu hồi vốn, chủ đầu tư được xây dựng 1 trạm trên đoạn tuyến nối Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương, thời gian thu phí hoàn vốn kéo dài 17 năm 8 tháng. Thế nhưng dự án khởi công vào tháng 6/2016 thì đúng 2 năm sau (tháng 6/2018) ngừng thi công. Tính đến nay, tổng sản lượng xây lắp của dự án chỉ đạt 140 tỷ đồng, tương đương 12%. Nhiều hạng mục đang trong tình trang dang dở, "đắp chiếu", bỏ hoang.

TP.HCM: Chính thức ngừng thi công và đề nghị kiểm toán
Một trụ cầu thi công dang dở, bỏ hoang từ hơn 3 năm nay.

Về việc xử lý vi phạm hợp đồng BOT, đại diện Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho rằng, đây là trường hợp chưa có tiền lệ tại TP.HCM, liên quan đến nhiều lĩnh vực về tư pháp, tài chính, đầu tư. Chưa kể mức độ phức tạp có thể xảy ra trong quá trình xử lý, tiếp nhận dự án, chấm dứt hợp đồng, xử lý trách nhiệm các cơ quan chức năng liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trong Văn bản số 90/2021/LietvietPostBank.NSG, đại diện Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Chi nhánh TP.HCM cho biết, doanh nghiệp dự án đã vi phạm hợp đồng tín dụng, không trả nợ vay đúng hạn, khoản nợ đã chuyển thành nợ xấu.

Để “cứu vãn” dự án, thu hồi vốn, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đề xuất Công ty cổ phần Him Lam tiếp nhận và tham gia dự án thay thế nhà đầu tư cũ.

Đáng chú ý tại dự án này, vào tháng 4/2020 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an đã vào cuộc xác minh, thu thập tài liệu hợp đồng BOT ký với Công ty Yên Khánh.

Trong khi đó, liên quan đến dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương, hàng loạt cán bộ, nhân viên Công ty Yên Khánh đang là bị cáo do vi phạm hoạt động đấu thầu và thu phí tại tuyến cao tốc này. Ngoài ra, bà Vũ Thị Hoan và ông Phạm Văn Diệt, cựu Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty Yên Khánh hiện còn là bị cáo trong vụ án Đinh Ngọc Hệ và cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến liên quan đến quản lý đất quốc phòng tại TP.HCM.

Tình Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 2h30 ngày 4/11, tại nhà số 3H1, ngõ 20 phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhận thấy có 2 người mắc kẹt trong đám cháy, lực lượng chức năng đã nhanh chóng tiếp cận các hướng để tìm kiếm cứu nạn và đã đưa nạn nhân ra ngoài an toàn.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3.
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

(LĐTĐ) Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Các lỗi vi phạm chủ yếu như không chú ý quan sát, chuyển hướng không đúng quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, vượt xe không đúng quy định. Phòng cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố 51 vụ án với 40 bị can.
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý

Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát giao thông triển khai nhiều tổ công tác tuần tra kiểm soát trên khắp các tuyến đường xuyên tâm, hướng từ các huyện ngoại thành vào trung tâm Hà Nội. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, nhiều "yêng hùng" ngổ ngáo đầu trần điều khiển xe máy với tốc độ cao vượt đèn, bấm còi rú ga... tất cả đều lí nhí xin lỗi, cúi đầu xấu hổ.
Xem thêm
Phiên bản di động