Hội thảo khoa học về 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là một bước thảo luận nhằm nhận thức, đánh giá đúng và đầy đủ hơn những thành tựu và những vấn đề đặt ra 50 năm qua trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, góp phần xây dựng cơ sở phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, góp phần công tác hoạch định đường lối của Đảng trong Đại hội lần thứ XIV tới đây và hướng tới tiếp tục hoàn thiện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng.
Bộ Chính trị điều động đồng chí Bùi Thị Minh Hoài giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội Khẳng định vai trò “nhạc trưởng” trong chuyển đổi số của Thủ đô Hà Nội

Ngày 23/7, tại Hoàng Thành Thăng Long, Hội đồng Lý luận Trung ương và Thành ủy Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Hội thảo khoa học về 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam
Các đại biểu thành kính dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trước khi tiến hành Hội thảo, các đại biểu đã thành kính dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân.

Theo báo cáo đề dẫn Hội thảo, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước luôn nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hoá, dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng, phát triển văn hoá, con người Việt Nam.

Sau chiến thắng vĩ đại Mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. 50 năm qua, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đã có những thành công cả về lý luận và thực tiễn. Riêng trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và con người đã có những bước đổi mới, phát triển quan trọng phù hợp với từng chặng đường của cách mạng.

Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa vừa tiếp thu những văn hóa mới cho phù hợp với thời đại, với con người, lược bỏ những quan niệm lạc hậu, lỗi thời nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nền văn hóa tiên tiến thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.

Hội thảo khoa học về 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam
Các đồng chí lãnh đạo Hội đồng Lý luận Trung ương và Thành ủy Hà Nội chủ trì Hội thảo khoa học.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao; xác định một trong những định hướng lớn là phát triển con người toàn diện, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện thể chế, chính sách, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế, trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược trong giai đoạn hiện nay.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn.

Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng, là sự hòa quyện, kết tinh giữa bản sắc văn hóa các dân tộc anh em; ngày càng phát triển mạnh mẽ, gắn với mọi mặt của đời sống, hướng tới phục vụ nhu cầu chính đáng của nhân dân; được bảo tồn, phát huy; từng bước trở thành động lực, nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, báo cáo đề dẫn cũng chỉ rõ, đến nay văn hóa vẫn chưa thực sự được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm đầy đủ, tương xứng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa có lúc còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, chưa đạt hiệu quả cao.

Hội thảo khoa học về 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam
Quang cảnh Hội thảo.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ một trong các nguyên nhân chính của những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hoá là “việc thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối văn hoá của Đảng còn thiếu đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả”; đồng thời yêu cầu phải “phân tích sâu sắc các nguyên nhân này để tìm cách khắc phục, nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc chấn hưng và phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thời gian tới” và nhấn mạnh việc “sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hoá, xây dựng con người”; “phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hoá”.

Tiếp tục triển khai tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về văn hóa và kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 - 2025), để góp phần vào việc tổng kết 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hội thảo sẽ tập trung thảo luận làm rõ 3 vấn đề cơ bản.

Cụ thể: Những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc qua 50 năm thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; Đánh giá thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 50 năm qua; Những vấn đề đặt ra hiện nay và định hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận sai phạm

Cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận sai phạm

(LĐTĐ) Trả lời xét hỏi, các cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đều thừa nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố đúng người, đúng tội.
Chery - Chủ quản của OMODA & JAECOO hướng đến trở thành Tập đoàn Công nghệ

Chery - Chủ quản của OMODA & JAECOO hướng đến trở thành Tập đoàn Công nghệ

(LĐTĐ) Chery - một trong những tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu Trung Quốc, với doanh số xuất khẩu số 1 Trung Quốc trong 22 năm liên tiếp. Gần đây đã công bố thành lập liên doanh cùng tập đoàn Geleximco - một tập đoàn đa ngành uy tín tại Việt Nam để sản xuất và phân phối các dòng xe OMODA & JAECOO - 2 thương hiệu thuộc tập đoàn Chery. Theo kế hoạch, liên doanh này sẽ cho ra mắt 2 mẫu xe OMODA C5 & JAECOO J7 lần lượt vào cuối quý 3 và đầu quý 4 năm nay.
Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn

Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Thành phố vừa ghi nhận một nam bệnh nhân 36 tuổi (ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì) bị nhiễm liên cầu lợn. Đây là ca bệnh thứ tư nhiễm liên cầu lợn trong năm nay trên địa bàn Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108

(LĐTĐ) Suốt những năm tháng điều trị bệnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn yên tâm, tin tưởng và tuân thủ các phác đồ điều trị từ các chuyên gia y tế và đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Với các cán bộ y tế tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị, hài hước và dành toàn tâm, toàn ý cho công việc vì Đảng, vì nước, vì dân cho tới những phút cuối đời.
Công đoàn Hà Đông đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hướng về cơ sở

Công đoàn Hà Đông đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Chú trọng công tác tham gia quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân lao động, đẩy mạnh các hoạt động xã hội, các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong công nhân, viên chức, lao động; Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”… Đó là những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Công đoàn quận Hà Đông đề ra với mục tiêu cụ thể hướng về người lao động trong quý 3/2024.
Hết "ma men", lại báo động tình trạng sử dụng ma túy khi lái xe

Hết "ma men", lại báo động tình trạng sử dụng ma túy khi lái xe

(LĐTĐ) Thời gian qua, các lực lượng chức năng Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện nhiều tài xế đã sử dụng ma túy vẫn lái xe tham gia giao thông.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam” của đồng chí Bùi Thanh Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tin khác

Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, người dân miền Trung, Tây Nguyên đã bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ, tiếc thương vô hạn đối với người đứng đầu của Đảng, một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng: "Cần, kiệm, liêm, chính".
Ký ức của người bạn học cùng lớp Ngữ Văn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ký ức của người bạn học cùng lớp Ngữ Văn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Đưa mắt nhìn xa xăm, ông Kính bồi hồi nhớ lại câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà có lẽ cả đời này ông sẽ không quên: “Tôi bây giờ là Tổng Bí thư của Đảng nhưng có làm Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước cũng như một đám mây bay qua thôi. Cuối cùng còn lại cái gì? Cái tình, cái nghĩa với anh em, với bạn bè, thầy cô giáo, với đồng bào, đồng chí”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ

(LĐTĐ) Tài đức và những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước, trong đó có người dân Nam Bộ.
Hiệp định Geneva - mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneva - mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

(LĐTĐ) Hiệp định Geneva đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm tại Việt Nam, truyền cảm hứng cho cách mạng dân tộc các nước trên thế giới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

(LĐTĐ) Không chỉ là tình cảm với mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, mà còn là trách nhiệm đặc biệt đối với Thủ đô - trái tim của cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt và có những chỉ đạo sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài của Thủ đô Hà Nội.
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổ chức Công đoàn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Sinh thời, dù ở cương vị nào, từ Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội đến Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đều dành sự quan tâm đặc biệt đến giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Thông qua 38 nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội TP.HCM

Thông qua 38 nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội TP.HCM

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp sau 2,5 ngày làm việc (15 – 17/7), qua đó đã thông qua hàng loạt nghị quyết quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những năm tiếp theo của Thành phố.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội

(LĐTĐ) Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đề nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và lãnh đạo các cấp, ngành tiếp tục tăng cường đoàn kết, thống nhất, chia sẻ với đồng chí Bùi Thị Minh Hoài để gánh vác công việc chung, tập trung huy động mọi nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tạo sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực.
Xem thêm
Phiên bản di động