Những giá trị và phẩm chất Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại sẽ tiếp tục sống mãi

(LĐTĐ) Trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Bùi Hoài Sơn đã dành cho phóng viên Báo Lao động Thủ đô cuộc trao đổi về tình cảm, ấn tượng của ông về người lãnh đạo kiên trung của Đảng. Ông tin rằng, những giá trị và phẩm chất mà Tổng Bí thư để lại sẽ tiếp tục sống mãi và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tiếp theo.
Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tình cảm của cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

PV: Là đại biểu của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, có nhiều cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông có thể chia sẻ kỷ niệm nào về Tổng Bí thư khiến ông ấn tượng nhất?

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn: Tôi thấy mình thật may mắn khi là đại biểu của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, cùng Đoàn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dù không có nhiều cơ hội được tiếp xúc lâu với Tổng Bí thư, nhưng tôi thực sự cảm phục ông ở nhiều phẩm chất, đạo đức đặc biệt, tiêu biểu cho những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp nhất của con người Việt Nam.

Ông luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với công việc và nhiệm vụ được giao. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp phát triển đất nước và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được biết đến với tinh thần kiên định, quyết đoán trong việc thực hiện các chính sách và trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, trở thành một thương hiệu của Tổng Bí thư. Chính sự kiên định này đã giúp ông dẫn dắt đất nước qua nhiều thử thách, nhận được sự tin yêu của toàn Đảng và toàn dân.

Tổng Bí thư còn được biết đến với phẩm chất liêm khiết và chính trực. Ông luôn sống giản dị, không màng đến quyền lợi cá nhân và luôn đề cao giá trị liêm khiết, trong sạch. Tôi thực sự cảm động khi thấy hình ảnh ông bình dị như bao người dân bình thường khác, ngồi gói bánh chưng dịp Tết cùng gia đình. Đây là phẩm chất quan trọng đối với một lãnh đạo, đặc biệt trong bối cảnh đất nước hiện nay.

Những giá trị và phẩm chất Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại sẽ tiếp tục sống mãi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh kỷ niệm cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Bùi Hoài Sơn.

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là biểu hiện của trí tuệ và hiểu biết sâu rộng. Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử đất nước, ông đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.

Ông cũng luôn gần gũi và lắng nghe nhân dân, là tấm gương trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân. Ông luôn thể hiện sự gần gũi, lắng nghe ý kiến của người dân và cơ sở, nhất là trong những đợt tiếp xúc cử tri và dịp Tết, giúp ông hiểu được nguyện vọng của người dân và đưa ra những quyết sách phù hợp, kịp thời.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn tiêu biểu cho tinh thần đổi mới. Bên cạnh kiên định lý tưởng, ông luôn cổ vũ cho những cải cách và đổi mới cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giúp đất nước hội nhập quốc tế.

Kỷ niệm mà tôi nhớ và ấn tượng nhất là khi nói chuyện với Tổng Bí thư về văn hóa đất nước trong Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV. Tổng Bí thư nói rất nhiều đến việc phải chấn hưng văn hóa nước nhà để những giá trị văn hóa của đất nước được bảo tồn, phát huy hơn nữa trong bối cảnh mới. Tổng Bí thư rất trăn trở về việc thiếu vắng những tác phẩm văn học, nghệ thuật thể hiện được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới đất nước. Đó là những trăn trở rất đáng suy nghĩ đối với những người làm công tác văn hóa.

PV: Như ông cho biết, ấn tượng sâu sắc nhất của ông với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là khi nói chuyện với Tổng Bí thư về văn hóa đất nước. Ông có thể chia sẻ nhiều hơn về tầm ảnh hưởng đối với lĩnh vực văn hóa của Tổng Bí thư?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là một nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn là người có tầm ảnh hưởng sâu rộng, mang tính dẫn dắt và định hướng cho lĩnh vực văn hóa.

Tình yêu dành cho văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quan trọng. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, thành phố có truyền thống văn hóa lâu đời, nơi hội tụ và kết tinh những giá trị văn hóa của dân tộc, gia đình và quê hương đã truyền vào ông tình yêu sâu sắc đối với văn hóa. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Học vấn chuyên sâu về văn hóa và ngôn ngữ đã củng cố thêm tình yêu và vốn hiểu biết sâu rộng của ông về văn hóa Việt Nam.

Những giá trị và phẩm chất Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại sẽ tiếp tục sống mãi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại biểu và cử tri tại quận Đống Đa. Ảnh: Trí Dũng

Không những thế, trước khi trở thành lãnh đạo cao cấp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều năm công tác trong các lĩnh vực liên quan đến tư tưởng và văn hóa, như biên tập viên, nhà nghiên cứu ở Tạp chí Cộng sản (1967 - 1996), Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (2001 - 2007).

Ông đã viết nhiều bài báo, tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng và văn hóa dân tộc. Những tác phẩm này không chỉ thể hiện kiến thức uyên thâm, mà còn cho thấy sự trăn trở về con đường phát triển đất nước, làm sao để vừa giữ gìn được truyền thống dân tộc vừa hội nhập, phát triển hiện đại.

Có thể thấy, những tư tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và truyền thống đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông luôn hướng đến việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng trong công tác lãnh đạo chính trị. Tình yêu của ông dành cho văn hóa thấm đẫm trong từng chỉ đạo, bài viết, câu nói. Tinh thần “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, hay “văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc. văn hóa còn, dân tộc còn” thể hiện sâu sắc nhất mong muốn của ông về vai trò dẫn dắt, điều tiết sự phát triển đất nước của văn hóa, cũng như ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị của văn hóa dân tộc.

Một trong những dấu mốc son cho sự phát triển văn hóa nước nhà là Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Tại đây, Tổng Bí thư đã có bài phát biểu, nêu lên nhiều thông điệp và thực sự truyền cảm hứng cho đội ngũ cán bộ văn hóa, văn nghệ sĩ đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa nước nhà.

Hệ thống quan điểm về phát triển văn hóa và xây dựng con người của Tổng Bí thư được đúc kết trong các bài viết, bài phát biểu, thư…, được tập hợp trong cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, chắc chắn sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo, phát triển văn hóa trong giai đoạn sắp tới. Những chỉ đạo này không chỉ định hướng cho phát triển văn hóa trong thời gian tới mà còn khẳng định sự quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Là một người con của Hà Nội, ông đặc biệt coi trọng vai trò văn hóa của Hà Nội - trái tim của cả nước, nơi phải thể hiện rõ nét nhất và dẫn dắt sự phát triển chung của văn hóa đất nước. Tổng Bí thư từng nhấn mạnh: “Hà Nội là Thủ đô, mà Thủ đô là đô thị đứng đầu, chỉ có một, Hà Nội là trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa của cả nước. Do đó, người Hà Nội làm sao phải phát huy được truyền thống hào hoa, thanh lịch, văn hiến và anh hùng, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người; tập trung xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, xây dựng môi trường hòa bình ổn định là chức năng rất cơ bản của Thủ đô” và “Hà Nội phải thực sự phát triển, gương mẫu đi đầu, làm gương cho cả nước”...

Những ngày này, bản thân tôi, và tôi tin cả trăm triệu người dân Việt Nam đều vô cùng đau buồn trước tổn thất lớn lao này. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát lớn, nhưng tôi tin rằng, những giá trị và phẩm chất mà ông để lại sẽ tiếp tục sống mãi và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tiếp theo.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Phương Thảo (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn Hà Đông đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hướng về cơ sở

Công đoàn Hà Đông đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Chú trọng công tác tham gia quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân lao động, đẩy mạnh các hoạt động xã hội, các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong công nhân, viên chức, lao động; Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”… Đó là những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Công đoàn quận Hà Đông đề ra với mục tiêu cụ thể hướng về người lao động trong quý 3/2024.
Hết "ma men", lại báo động tình trạng sử dụng ma túy khi lái xe

Hết "ma men", lại báo động tình trạng sử dụng ma túy khi lái xe

(LĐTĐ) Thời gian qua, các lực lượng chức năng Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện nhiều tài xế đã sử dụng ma túy vẫn lái xe tham gia giao thông.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam” của đồng chí Bùi Thanh Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội

Văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội

(LĐTĐ) Với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến nghìn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài; văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội; quan điểm đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.
Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

(LĐTĐ) Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết, phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, đấu tranh kiên cường, góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc vẻ vang 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Hội thảo khoa học về 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam

Hội thảo khoa học về 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là một bước thảo luận nhằm nhận thức, đánh giá đúng và đầy đủ hơn những thành tựu và những vấn đề đặt ra 50 năm qua trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, góp phần xây dựng cơ sở phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, góp phần công tác hoạch định đường lối của Đảng trong Đại hội lần thứ XIV tới đây và hướng tới tiếp tục hoàn thiện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng.
Huyện Phú Xuyên chú trọng phát triển làng nghề

Huyện Phú Xuyên chú trọng phát triển làng nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã và đang tập trung chỉ đạo, đưa ra những giải pháp phát triển làng nghề.

Tin khác

Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, người dân miền Trung, Tây Nguyên đã bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ, tiếc thương vô hạn đối với người đứng đầu của Đảng, một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng: "Cần, kiệm, liêm, chính".
Ký ức của người bạn học cùng lớp Ngữ Văn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ký ức của người bạn học cùng lớp Ngữ Văn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Đưa mắt nhìn xa xăm, ông Kính bồi hồi nhớ lại câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà có lẽ cả đời này ông sẽ không quên: “Tôi bây giờ là Tổng Bí thư của Đảng nhưng có làm Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước cũng như một đám mây bay qua thôi. Cuối cùng còn lại cái gì? Cái tình, cái nghĩa với anh em, với bạn bè, thầy cô giáo, với đồng bào, đồng chí”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ

(LĐTĐ) Tài đức và những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước, trong đó có người dân Nam Bộ.
Hiệp định Geneva - mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneva - mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

(LĐTĐ) Hiệp định Geneva đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm tại Việt Nam, truyền cảm hứng cho cách mạng dân tộc các nước trên thế giới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

(LĐTĐ) Không chỉ là tình cảm với mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, mà còn là trách nhiệm đặc biệt đối với Thủ đô - trái tim của cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt và có những chỉ đạo sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài của Thủ đô Hà Nội.
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổ chức Công đoàn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Sinh thời, dù ở cương vị nào, từ Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội đến Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đều dành sự quan tâm đặc biệt đến giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Thông qua 38 nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội TP.HCM

Thông qua 38 nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội TP.HCM

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp sau 2,5 ngày làm việc (15 – 17/7), qua đó đã thông qua hàng loạt nghị quyết quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những năm tiếp theo của Thành phố.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội

(LĐTĐ) Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đề nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và lãnh đạo các cấp, ngành tiếp tục tăng cường đoàn kết, thống nhất, chia sẻ với đồng chí Bùi Thị Minh Hoài để gánh vác công việc chung, tập trung huy động mọi nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tạo sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực.
Xem thêm
Phiên bản di động