Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ - Nỗi lòng sâu kín của những người trẻ
Sắp ra mắt sách Thời cuộc và văn hoá của nhà báo Hồ Quang Lợi | |
Những góc nhìn mới qua “U.23 - Những chuyện chưa kể” | |
Sức hút đam mê từ “Trở về nơi hoang dã” của cô gái 9X |
Trong cương vị một nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội, TS Đặng Hoàng Giang đã có nhiều cuốn sách và bài viết ảnh hưởng sâu rộng tới cộng đồng. Đối với "Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ", Đặng Hoàng Giang mang đến những câu chuyện dữ dội và đau đớn từ những người trẻ tuổi trên dưới 20, cái tuổi không còn trẻ con nhưng chưa thực sự trở thành người lớn.
Đây là giai đoạn quan trọng để họ trưởng thành về cảm xúc, phát triển khả năng suy ngẫm và định hình căn tính riêng. Trong quá trình này, họ phải chọn lựa, khám phá, thử-sai, họ cần sự thấu hiểu, hướng dẫn, đồng hành của người lớn, nhưng hóa ra có rất nhiều người trẻ phải tự loay hoay lớn lên với đầy những gánh nặng và tổn thương.
Vì chưa phải là một cá thể độc lập, dĩ nhiên gia đình chiếm phần tác động lớn nhất lên những đứa trẻ. "Tổ ấm yêu thương" là khái niệm xa lạ với những đứa trẻ trong cuốn sách này, trái lại đấy là nơi đầy bức bối, khó chịu, tổn thương khiến họ chỉ muốn ở ngoài đường hay rúc vào một góc nào đó tìm kiếm sự bình yên. Thay vì được vỗ về, nhiều người trẻ phải chịu đựng gia đình theo những cách khác nhau.
Tác giả Đặng Hoàng Giang ký sách tặng độc giả. |
Trong số những người tác giả nói chuyện, có Long - chàng trai bị đánh đập bởi kỳ vọng điểm số: "Tôi bị bố đánh nhiều tới mức cái đợt đi tập võ, mấy lão bảo thằng này chịu đòn tốt hơn người bình thường. Bố vừa say xỉn, vừa đánh, vừa gọi họ tên tôi, tới lúc tôi nằm rũ ra như sợi bún bị vắt kiệt. Đến giờ tôi vẫn giật mình sợ hãi mỗi khi nghe thấy ai gọi đầy đủ tên mình."
Hay có những bạn trẻ phải chịu những lăng mạ, mắng nhiếc của gia đình quá lâu dẫn đến tuyệt vọng. Đây là phản ứng của gia đình M.H. khi cô tìm tới cái chết:
"Tôi uống nguyên một vỉ Seduxen. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, bản năng sống trỗi dậy, tôi chạy vào toilet móc họng nôn ra. Ở tầng dưới mẹ nghe thấy và chạy lên. Linh tính, mẹ chạy ra bới cái thùng rác và thấy vỉ thuốc. Mẹ gào lên, "Ối giời ơi! Tao đẻ mày ra mà bây giờ mày lại giả công, mày báo hiếu tao như thế này đây…" Thấy ồn ào, bố cũng chạy lên. Bố sốc mất một lúc, rồi giận tím tái người và chửi rủa còn gay gắt hơn. "Mày là loại con mất dạy, mày giả công bố mẹ như thế này đây, tao thà không có mày còn hơn!" Rồi bà lên, bà ngồi phịch xuống, đập tay xuống giường, "Ối giời ơi! Cái nhà này vô phúc…" Tôi ôm cái bồn rửa mặt, nước mắt dàn dụa lẫn với dãi dớt lòng thòng. Mẹ đánh tôi mấy cái, dúi đầu tôi xuống bắt nôn thêm, rồi đưa tôi đến bệnh viện."
Hoặc trớ trêu có những bạn trẻ bị dựa dẫm, nương tựa, bị ép phải trưởng thành sớm. Cô bé Ngân tâm sự: "Tôi mong có người dìu dắt nhưng lại phải dìu dắt bố mẹ tôi". Mẹ Đan nói về cậu: "Từ nhỏ, Đan đã đứng ra dàn xếp chuyện trong gia đình". "Nó là người đàn ông của tôi chứ không phải con tôi nữa."
Đáng tiếc, có những người bị cầm tù bởi gánh nặng yêu thương và hy sinh, như Li: "Tôi rất yêu má, nhưng trớ trêu thay, tôi cũng muốn chạy xa khỏi má và đã từng căm ghét má. Khi về lại Việt Nam, cảm giác chật chội cũng trở lại. Không, tôi không nói tới không gian sống, tôi nói tới cảm giác bị nghẹt thở bởi mối lo lắng, bởi tình yêu thương và sự quan tâm của má. Nhiều khi tôi thầm kêu lên, "Má ơi, yêu bọn con ít ít thôi! Sao mà cả vũ trụ của má, cả cuộc đời của má chỉ xoay xung quanh bọn con thôi???"
Nhìn vào bức tranh rộng lớn này, người ta nhận ra không chỉ ở những gia đình vỡ nát thì đứa trẻ mới gặp vấn đề, ngay cả trong những gia đình thành đạt và "có vẻ bình thường", đáng buồn thay, lại cũng có thể tràn ứ không khí độc hại: Cha mẹ đánh đập sỉ vả nhau, sỉ vả con cái, cư xử giả dối, gay gắt áp đặt, lãnh đạm thờ ơ… Những điều này nhiều khi là di chứng từ thế hệ ông bà hoặc xa hơn nữa. Vấn đề là thế giới người lớn thường tự tin vào sự “lớn” của mình, không chịu chấp nhận rằng mình cũng đầy bất ổn, để có khao khát chữa lành và được chữa lành.
Một lần nữa, đây lại là công trình công phu và tử tế của Đặng Hoàng Giang. Anh dành một năm rưỡi và hàng trăm giờ đồng hồ nói chuyện với các nhân vật. Để cuốn sách không quá dày và không quá ngợp, rất nhiều chân dung và nhiều câu chuyện đã phải lược đi. Bạn đọc có thể ngạc nhiên khi thấy rằng dù ở khoảng cách thế hệ lớn, nhưng những người trẻ đã kể cho anh nghe những điều vô cùng riêng tư sâu kín. Tư cách tác giả là yếu tố quan trọng, nhưng có lẽ còn một nguyên do đáng kể nữa, đấy là những người trẻ ấy chưa từng được lắng nghe.
Ngày 13 tháng 6 tới đây, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam sẽ phối hợp với Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace tổ chức một buổi gặp gỡ giao lưu trực tiếp giữa tác giả và độc giả tại Trung tâm văn hoá Pháp tại Hà Nội, 24 Tràng Tiền, Hà Nội. Đặc biệt, buổi giao lưu sẽ có sự góp mặt của bạn trẻ tham gia dự án sách, có âm nhạc live trên nền ảnh chụp, và phần đọc truyền cảm một số trích đoạn từ cuốn sách. Ngoài ra, còn có triển lãm, trưng bày những bức ảnh trong sách, kéo dài từ 12- 25/6/2020. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Tin khác
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Văn hóa 24/12/2024 11:51
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11