Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

(LĐTĐ) Ngày 24/12, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội".
Quận Hai Bà Trưng dâng hoa tại địa điểm lưu niệm Chiến lũy Ô Cầu Dền Gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Phát biểu đề dẫn toạ đàm, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ kho tàng di sản văn hóa phong phú với 1.793 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê và phân loại theo 6 loại hình. Trong đó, lễ hội truyền thống chiếm tỷ trọng lớn nhất với 1.206 di sản, chiếm 67% tổng số di sản văn hóa phi vật thể của Thủ đô.

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu đề dẫn toạ đàm.

Theo Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 và Luật Di sản văn hóa 2024, cộng đồng đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra, bảo tồn, duy trì và tái tạo di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt với lễ hội truyền thống, cộng đồng dân cư địa phương chính là chủ thể thực hành và bảo vệ các giá trị văn hóa được trao truyền qua nhiều thế hệ.

Lễ hội đền Đồng Nhân được cộng đồng cư dân phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng) duy trì tổ chức hàng năm từ mùng 4 đến mùng 6 tháng Hai âm lịch. Lễ hội thể hiện lòng tôn vinh, biết ơn đối với hai vị nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị thông qua các nghi lễ rước nước, tế lễ truyền thống. Đặc biệt, lễ hội còn giữ được tục kết chạ, giao hiếu - phong tục đẹp góp phần tăng cường đoàn kết giữa các địa phương có di tích thờ Hai Bà.

Tại toạ đàm, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, địa phương hiện có 51 di tích được kiểm kê, trong đó 35 di tích đã được xếp hạng. Quận đã hoàn thành việc số hóa công tác quản lý di tích thông qua trang thông tin điện tử "360° di tích lịch sử - văn hóa quận Hai Bà Trưng" và đang đề xuất công nhận Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng là điểm du lịch cấp thành phố.

Hiện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng và cộng đồng địa phương triển khai các hoạt động tư liệu hóa, ghi hình, chụp ảnh phục vụ xây dựng hồ sơ đề nghị đưa Lễ hội đền Đồng Nhân vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Buổi tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân" thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, nhà quản lý và cộng đồng địa phương cùng trao đổi về giá trị văn hóa, lịch sử của di sản, đồng thời định hướng nâng cao năng lực thực hành và bảo vệ di sản của cộng đồng trong bối cảnh đô thị hóa.

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng phát biểu tại tọa đàm.

Tọa đàm tập trung trao đổi các nội dung như: Nhận diện giá trị văn hoá, lịch sử và khoa học của Lễ hội đền Đồng Nhân; vai trò của cộng đồng chủ thể trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân trong bối cảnh đô thị hoá; định hướng phát triển công nghiệp văn hoá từ Lễ hội truyền thống qua trường hợp Lễ hội đền Đồng Nhân; định hướng nâng cao năng lực thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản cho cộng đồng chủ thể di sản; đề xuất giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản Lễ hội đền Đồng Nhân...

Các ý kiến tại tọa đàm là cơ sở quan trọng để xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống khu vực nội thành Hà Nội nói chung và Lễ hội đền Đồng Nhân nói riêng.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

(LĐTĐ) Giáng sinh là ngày lễ lớn được mong chờ. Tại Thủ đô, những ngày này, nhiều tuyến phố được trang trí cờ hoa rực rỡ, nhất là khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND Thành phố chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh

Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm một số tuyến đường qua các phố Nhà Chung, Lý Quốc Sư, Nhà Thờ, Ấu Triệu, Hàm Long (quận Hoàn Kiếm) nhằm đảm bảo an toàn cho Lễ Giáng sinh (Noel).
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Với việc ban hành quyết định này, kỳ vọng một số vấn đề “nóng” liên quan đến giá, giải phóng mặt bằng (GPMB) sẽ được giải quyết.
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

(LĐTĐ) Vị ngọt thanh, mọng nước, mùi thơm mát, Cam tươi FVF có nguồn gốc từ giống cam đặc sản trứ danh Xã Đoài với quy trình chăm sóc tỉ mỉ và ứng dụng những công nghệ canh tác tiên tiến nhất hiện nay.
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(LĐTĐ) Để có hành lang pháp lý cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy - học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT quy định về Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.

Tin khác

Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động