Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Lễ nghi trong đám cưới xưa và nay Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Ảnh tư liệu về một đám cưới năm 1992. Ảnh: Hoàng Nhất Chi Mai.

Nét mới mẻ trong đám cưới

Tới những năm 1990 - 2000, làn sóng văn hóa Hồng Kông đã để lại dấu ấn rõ nét trong đám cưới của người Việt. Váy cưới phương Tây với tông trắng đặc trưng và tùng phồng lộng lẫy trở thành "mốt" của hầu hết các cô dâu.

Nhớ lại ngày trọng đại của mình, cô Quỳnh Mai tươi cười kể: “Hồi đó, phim Hồng Kông nổi tiếng lắm, ai cũng thích học theo phong cách ấy. Cô dâu thường uốn tóc xoăn, đánh mắt xanh, tô son đỏ, mặc thêm váy trắng xòe to. Vì ngày đó trang điểm chưa phổ biến, nên cô dâu điệu đà như vậy là thành tâm điểm, ai cũng háo hức xúm lại xem.”

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Ảnh cưới của cô Quỳnh Mai năm 2001, trang điểm theo kiểu Hồng Kông. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Dù trang phục và kiểu dáng váy cưới có nhiều thay đổi, các nghi lễ cơ bản vẫn giữ được nét truyền thống. Lễ dạm ngõ, ăn hỏi, và rước dâu tiếp tục là những bước không thể thiếu. Tuy nhiên, khoảng cách thời gian giữa các nghi lễ đã được rút ngắn đáng kể; thông thường, từ lễ dạm ngõ đến ngày rước dâu chỉ khoảng một tháng. Những nghi thức cúng tổ tiên tại nhà trai và nhà gái vẫn được duy trì, thể hiện sự kính trọng với cội nguồn.

Bước sang giai đoạn này, việc chụp ảnh cưới trở nên phổ biến hơn khi chi phí không còn quá cao. Nhờ vậy, nhiều gia đình vẫn lưu giữ được những tấm ảnh cưới đến tận bây giờ, như một kỷ vật đáng giá. Văn hóa mừng cưới cũng dần đổi khác. Bên cạnh các món quà hiện vật, tiền mừng đã trở thành lựa chọn phổ biến, thuận tiện và linh hoạt hơn. Tiệc cưới ngày càng linh đình với các món ăn phong phú, thể hiện sự hiếu khách và cũng là minh chứng cho sự phát triển của đời sống kinh tế.

Sự giao thoa văn hoá Đông - Tây

Bước sang năm 2024, đám cưới Việt Nam vẫn mang dáng vẻ quen thuộc nhưng không ít chi tiết đã đổi thay theo nhịp sống hiện đại. Tại các thành phố lớn, nhiều đám cưới được tổ chức trong không gian trang trọng của các trung tâm tiệc cưới thay vì tại gia, phần vì diện tích nhà ở hạn chế, phần vì nhu cầu tiện lợi và thẩm mỹ. Sự khác biệt rõ nét nằm ở cách các cặp đôi trẻ nhìn nhận ngày trọng đại của đời mình. Họ xem đây không chỉ là sự kiện gia đình mà còn là khoảnh khắc đặc biệt của bản thân, nên mọi thứ đều phải được chuẩn bị chỉn chu, trang trọng đến từng chi tiết.

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Đám cưới ở các thành phố lớn thường được tổ chức tại trung tâm tiệc cưới. Ảnh minh họa.

Anh Phong (Hoàng Mai, Hà Nội) kể lại đám cưới của mình vào năm 2019, được tổ chức tại một trung tâm tiệc cưới. Sau lễ cúng gia tiên tại nhà, gia đình anh thực hiện lễ rước dâu và di chuyển thẳng tới nơi tổ chức tiệc. Điều thú vị là, thay vì mẹ chồng dắt cô dâu ra chào quan khách theo phong tục cũ, bố cô dâu lại là người nắm tay con gái trao cho chú rể. Tiếp đó là các nghi thức hiện đại như trao nhẫn, cắt bánh gato và uống rượu vang, tất cả đều mang đậm hơi thở phương Tây, nay đã trở nên quen thuộc trong nhiều đám cưới ở thành thị.

Xu hướng thay đổi cũng thể hiện qua nhiều nghi thức mới mẻ. Thay vì kính trà cha mẹ và quan khách, nhiều cặp đôi hiện nay chọn kính rượu. Một số đám cưới thậm chí phá cách với những nghi lễ độc đáo như rót cát, hoặc gây bất ngờ như đôi vợ chồng ở Mê Linh từng tổ chức nghi thức... nhúng lẩu, thu hút sự chú ý trên mạng xã hội.

Sự khấm khá về kinh tế cũng kéo theo những tiêu chuẩn cao hơn trong sính lễ. Nhớ lại ngày ăn hỏi, anh Phong chia sẻ: “Gia đình tôi mang sang nhà gái 9 tráp sính lễ, gồm tráp rồng phượng, trầu cau, bánh kẹo, rượu vang, lợn quay...” Nếu so với thời bao cấp, lễ vật ngày ấy giản dị hơn rất nhiều.

Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương lý giải, điều này là minh chứng cho câu “phú quý sinh lễ nghĩa”: khi đời sống sung túc hơn, người ta có xu hướng cầu kỳ hơn để thể hiện lòng hiếu lễ và sự trân trọng.

Một điều thú vị trong đám cưới phải kể đến nữa là tấm thiệp mời. Đám cưới người Việt truyền thống trước thế kỷ 20 không có văn hóa đưa thiệp mời cho khách. “Thiệp” sẽ là tấm giấy nhà trai đưa cho nhà gái để định ngày kết hôn. Thiệp mời mới chỉ xuất hiện trong đám cưới ở ta từ thế kỷ 20 đổ lại. Trước đây việc cưới xin chủ yếu mời nhau bằng miệng, bởi vì xã hội cũ phần lớn khuyến khích việc con gái lấy chồng gần, không cần mời khách ở xa; phần khác cũng vì ít người biết chữ nên không cần thiệp mời.

Bước sang thế kỷ 20, cùng với sự phổ cập chữ viết và ảnh hưởng văn hóa từ Pháp, tấm thiệp mời đã trở thành biểu tượng của sự trang trọng và lịch thiệp. Những dòng chữ viết tay trên thiệp thể hiện sự chu đáo của gia chủ và sự kính trọng dành cho khách mời.

Thời gian trôi qua, khi công nghệ ngày càng phát triển, thiệp mời tiếp tục "biến hóa". Các cặp đôi trẻ hiện nay không chỉ dùng thiệp giấy mà còn ưa chuộng thiệp mời online - tiện lợi, cá nhân hóa và tiết kiệm chi phí.

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Thiệp cưới online của Thảo. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Bạn Thảo (Lào Cai), vừa tổ chức đám cưới vào tháng 12 năm 2024, chia sẻ: “Chúng tôi gửi thiệp mời giấy cho họ hàng gần nhà, còn những người ở xa thì nhắn tin mời và gửi thiệp điện tử. Tôi rất thích thiệp mời online, vừa dễ chỉnh sửa theo ý thích, vừa tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường.”

Tìm về nét xưa trong hơi thở hiện đại

Trong dòng chảy của sự đổi thay, nhiều phong tục đám cưới truyền thống đã nhường chỗ cho những nghi lễ và phong cách hiện đại. Nhưng đâu đó, vẫn có những cặp đôi trẻ lựa chọn quay về với giá trị xưa, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong ngày trọng đại của mình.

Thảo và chồng là một minh chứng sống động cho xu hướng này. Bạn vốn là người dân tộc Dao, còn chồng bạn là người dân tộc Giáy. Trong đám cưới của mình, cả hai đã thực hiện ba bộ ảnh cưới: một bộ trong trang phục dân tộc Dao, một bộ với trang phục dân tộc Giáy, và một bộ váy cưới trắng kiểu phương Tây.

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Hoàng Thảo và chồng trong 3 bộ ảnh cưới, lần lượt từ trái sang phải là trang phục dân tộc Dao - áo cưới kiểu Tây - trang phục dân tộc Giáy. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Thảo chia sẻ: “Tôi muốn đám cưới của mình lưu giữ được nét đẹp truyền thống. Chồng tôi và tôi thuộc hai dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại có những trang phục riêng biệt và ý nghĩa. Việc chụp ảnh cưới với các bộ trang phục ấy là cách để chúng tôi tôn vinh cội nguồn và giữ lại những kỷ niệm ý nghĩa.”

Không chỉ Thảo, ngày càng nhiều cặp đôi chọn tái hiện văn hóa xưa trong ảnh cưới của mình. Họ diện áo Giao Lĩnh, áo Nhật Bình hay áo dài truyền thống, rồi hào hứng chia sẻ những bức ảnh ấy lên mạng xã hội. Những bộ ảnh độc đáo này không chỉ nhận được lời chúc phúc mà còn khơi dậy sự yêu mến, tự hào về văn hóa truyền thống trong cộng đồng.

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Cô dâu Ngọc Trang và chú rể Hữu Phú tái hiện lại đám cưới Nam Bộ xưa từng gây sốt mạng xã hội hồi tháng 7 năm 2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Giữa guồng quay hiện đại, nét truyền thống vẫn được giữ gìn theo cách mới mẻ, sáng tạo. Đó không chỉ là sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại mà còn là cách các cặp đôi khẳng định bản sắc, lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời.

Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương chia sẻ: “Văn hóa có thể ví như chiếc phễu: qua hơn một thế kỷ, chúng ta đã tiếp nhận vô số ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác như Pháp, Trung Quốc, Mỹ... Sau giai đoạn tiếp nhận đó, sẽ cần thời gian để văn hóa lắng đọng, gạn lọc những điều không phù hợp và giữ lại những giá trị phản ánh đúng bản chất của người Việt. Văn hóa phát triển theo vòng xoắn ốc tiến lên. Một ngày chúng ta sẽ thấy những nghi lễ và trang phục xưa tái hiện, nhưng với một diện mạo mới, phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại.”

Những giá trị tốt đẹp cần thời gian để định hình và tỏa sáng. Đám cưới - nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người - không chỉ là dấu mốc của tình yêu đôi lứa mà còn là biểu tượng của hạnh phúc và sự gắn kết. Dẫu cho nghi lễ, phong tục có thay đổi theo thời gian, điều cốt lõi vẫn luôn là hai con người - những nhân vật chính của ngày trọng đại. Mỗi lời chúc phúc, mỗi món quà trong đám cưới không chỉ là sự sẻ chia niềm vui, mà còn trở thành hành trang quý giá trên chặng đường dài phía trước. Đó là sức mạnh, là điểm tựa để đôi vợ chồng trẻ vượt qua những thử thách của cuộc sống, giữ mãi ngọn lửa yêu thương và bền chặt bên nhau.

Kim Quyên - Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết

Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết

(LĐTĐ) Trận Việt Nam vs Myanmar diễn ra lúc 20h00 ngày 21/12 ở lượt thứ 5 bảng B của AFF Cup 2024 (ASEAN Cup 2024).
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng 21/12, giá vàng thế giới bật tăng trở lại sau phiên giảm sâu. Giá vàng trong nước phục hồi nhẹ sau 2 ngày giảm mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 20 đồng, hiện ở mức 24.324 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,59%, hiện ở mức 107,82.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?

Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Dương lịch 2025, thành phố Hà Nội bắn pháo hoa tại 5 điểm (6 trận địa) gồm các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh từ 0h đến 0h15 ngày 1/1/2025.

Tin khác

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!

Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!

(LĐTĐ) Hà Nội đã vào những ngày Đông thực sự. Xuống phố, ta nghe thấy gió lạnh luồn qua từng lớp áo, những đợt gió mùa, đôi lúc kèm theo những cơn mưa lất phất khiến cho tiết trời Đông đã lạnh lại càng thêm giá buốt.
Loạt chương trình ấn tượng trên VTV chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Loạt chương trình ấn tượng trên VTV chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), VTV thực hiện loạt chương trình trọng điểm như: Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Tiến bước dưới quân kỳ", "Con đường lịch sử", phim tài liệu "Cha con người lính", phim truyền hình "Không thời gian"...
Làm rõ giá trị lịch sử văn hóa chùa Linh Quang

Làm rõ giá trị lịch sử văn hóa chùa Linh Quang

(LĐTĐ) Chiều nay (13/12), tại Ủy ban nhân dân xã Thanh Liệt, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức Hội nghị Tọa đàm giá trị lịch sử văn hoá chùa Linh Quang (chùa Ổi), góp phần minh chứng giá trị và xác định rõ nguồn gốc lịch sử hình thành của di tích chùa.
Xem thêm
Phiên bản di động