Tìm giải pháp để công tác biên soạn sách giáo khoa góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
Tái cơ cấu các trung tâm dạy nghề, nâng cao chất lượng giảng dạy Góp phần nâng chất lượng giảng dạy Đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật |
Năm học 2024 - 2025 là năm cuối cùng của chu kỳ đầu tiên ngành Giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”. Cả nước hiện có 7 nhà xuất bản được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép xuất bản sách giáo khoa.
Là đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam được Bộ giao nhiệm vụ tổ chức biên soạn, biên tập, xuất bản sách giáo khoa, tài liệu giáo dục đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trong toàn quốc.
Bằng kinh nghiệm, uy tín và năng lực, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đang chiếm lĩnh khoảng 70% thị phần sách giáo khoa. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam nỗ lực khắc phục, đồng hành cùng ngành Giáo dục thực hiện mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
![]() |
Quang cảnh chương trình tọa đàm “Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đồng hành cùng các trường nâng cao chất lượng giảng dạy”. |
Tại tọa đàm, Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Lại Bá Hà cho biết, theo quy định, các địa phương cần hoàn thành việc chọn sách giáo khoa, chậm nhất 5 tháng trước thời điểm bắt đầu năm học mới.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều địa phương thường không thực hiện đúng thời gian quy định, ra quyết định lựa chọn sách giáo khoa cho địa phương mình bị muộn, dẫn tới ảnh hưởng đến tiến độ các công việc khác, như "chốt" bộ sách giáo khoa sử dụng trong nhà trường và thông báo tới phụ huynh, học sinh; phối hợp nhà xuất bản tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên sử dụng sách giáo khoa mới; cung cấp số lượng đăng ký sách giáo khoa cho nhà xuất bản… Việc thông báo nhu cầu số lượng sách giáo khoa của địa phương chậm muộn dẫn đến bị động cho các nhà xuất bản trong cung ứng sách trước thềm năm học mới.
Ngoài ra, trong kỳ họp Quốc hội gần đây nhất, một số đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường bày tỏ lo ngại có lợi ích nhóm và thiếu minh bạch trong việc chọn sách giáo khoa ở địa phương, và cho rằng những hướng dẫn của Bộ vẫn còn "kẽ hở" cho việc "đi đêm" chọn sách giáo khoa.
Phó Tổng Biên tập Lại Bá Hà mong muốn thông qua ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà giáo…, chương trình tọa đàm sẽ góp phần làm rõ các nội dung, đề xuất các giải pháp hữu ích để Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tiếp tục phát huy hiệu quả trong hành trình cùng các trường nâng cao chất lượng giảng dạy.
![]() |
Các đại biểu phát biểu ý kiến tại tọa đàm. |
Đề cập đến vai trò, đóng góp của các nhà xuất bản đối với sự thành công của chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa hiện nay, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, xã hội hóa sách giáo khoa là chủ trương và nhiệm vụ lớn, không dễ hoàn thành.
Trước đây, cả nước chỉ làm một bộ sách giáo khoa, nhưng khi xã hội hóa với nhiều bộ sách giáo khoa thì lượng công việc rất khổng lồ. Khi làm sách giáo khoa xã hội hóa, nhà xuất bản sẽ đảm nhiệm hầu hết các công đoạn, như: Thẩm định, tổng hợp, biên tập, thiết kế, in ấn, phát hành…
Một điểm nữa là tiến độ đổi mới sách giáo khoa cũng gấp gáp, dồn dập, nếu không có các nhà xuất bản có tính chuyên nghiệp cao, tiềm lực về mọi mặt (gồm: Nhân lực, tài lực, vật lực, cơ sở vật chất…) thì chúng ta không thể làm được các bộ sách giáo khoa xã hội hóa.
Hiện, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam có 985 tác giả, trong đó có đến 224 tổng chủ biên và chủ biên. Trong số các tác giả này, có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo được đào tạo bài bản ở các cơ sở đào tạo ở nước ngoài về. Ngoài ra, để làm được sách giáo khoa xã hội hóa, cần có đội ngũ biên tập viên, họa sĩ thiết kế. Đây là linh hồn của nhà xuất bản.
"Tôi xin khẳng định, nhà xuất bản có vai trò rất quan trọng, là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của làm sách giáo khoa xã hội hóa. Có thể coi nhà xuất bản là một trong các yếu tố quyết định thành công xã hội hóa sách giáo khoa", PGS.TS Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

Sara Dragan và Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội thăng hoa trong đêm nhạc Tchaikovsky

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Toàn cảnh Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ
Tin khác

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước
Giáo dục 22/04/2025 13:40

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 21/04/2025 21:09

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4
Giáo dục 21/04/2025 11:01

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Giáo dục 20/04/2025 21:56

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Giáo dục 20/04/2025 17:42

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/04/2025 22:30

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học
Giáo dục 19/04/2025 21:18

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm
Giáo dục 19/04/2025 17:25

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
Xã hội 19/04/2025 16:37

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 18/04/2025 22:42