Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân

(LĐTĐ) Những nguy cơ mất an toàn nào đang rình rập các khu nhà trọ công nhân? Cần giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu về nhà ở, chỗ ở cho người thu nhập thấp, công nhân? Đó là những vấn đề được bàn bạc tại buổi tọa đàm với Chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động” do Báo Kinh tế và Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức ngày 24/9.
Hưng Yên đẩy nhanh phát triển nhà ở công nhân Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 căn nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân Nhà ở công nhân cần tính đến sự thuận tiện

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình "Những cống hiến thầm lặng" mùa 3. Buổi tọa đàm được tổ chức với mong muốn góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, cũng như thực thi hiệu quả các chính sách về phát triển nhà ở cho công nhân, đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, góp thêm tiếng nói góp ý vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Thúc đẩy giải pháp đảm bảo chỗ ở an toàn cho người lao động

Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: Thời gian qua, Báo Kinh tế và Đô thị đã có nhiều hoạt động, nhiều cuộc tọa đàm để lắng nghe ý kiến nhà khoa học chia sẻ, đề xuất giải pháp về các vấn đề an sinh xã hội. Thông qua các ý kiến đã cung cấp cho chúng ta bức tranh tổng thể về các vấn đề an sinh xã hội.

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân
Ban tổ chức tặng hoa cho các diễn giả tham gia tọa đàm

Thực tế Đảng, Nhà nước đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Với vai trò của mình, báo chí cũng cần có thay đổi để đưa ra hướng truyền thông hiệu quả. Vì vậy, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức buổi Tọa đàm chuyên đề thứ 4 với chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động”.

Đây là chủ đề hết sức có ý nghĩa, vừa có tính thời sự vừa lý luận để giải quyết tốt bài toán an sinh xã hội đang đặt ra, trong đó, có vấn đề thiết thân với người lao động đang hàng ngày lao động đóng góp cho quê hương, tổ quốc”, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.

Trưởng Ban Tổ chức hy vọng thông qua ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia ở các lĩnh vực với góc nhìn mới, các nhà báo tham dự Tọa đàm sẽ có góc tiếp cận mới để giúp các cơ quan chức năng có góc nhìn mới nhằm làm tốt việc truyền thông chính sách, từ đó, góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, cũng như thúc đẩy việc thực thi hiệu quả các chính sách về phát triển nhà ở cho công nhân để đảm bảo cho người lao động có chỗ ở an toàn, có điều kiện để tái tạo sức lao động sau một ngày làm việc.

Tại buổi Tọa đàm, đại biểu tham dự cùng các diễn giả, chuyên gia, nhà quản lý quan tâm, trao đổi làm rõ 3 vấn đề: Những nguy cơ thiếu an toàn đang rình rập ở những khu nhà trọ công nhân; từ vụ cháy chung cư mini tại Thanh Xuân, đâu là giải pháp để quản lý các chung cư mini đang nở rộ hiện nay không?; Chính phủ đã phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, để thực hiện mục tiêu này chúng ta cần phải làm gì?.

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân
Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị Nguyễn Thành Lợi phát biểu khai mạc tọa đàm.

Dưới góc độ của người góp ý xây dựng và thực thi pháp luật, hay góc độ các cơ quan thực hiện, cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người lao động như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, doanh nghiệp bất động sản, Hiệp hội bất động sản Việt Nam… cần làm gì để biến ý tưởng thành hành động, giúp mục tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đạt được hiệu quả cao?

Nhu cầu về nhà ở của công nhân là cấp thiết

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khẳng định, nhu cầu về nhà ở của người lao động, sinh viên, công nhân, thậm chí là công chức, viên chức tại các đô thị lớn là nhu cấu cấp thiết và chính đáng; cũng như việc đầu tư xây dựng các công trình chung cư, nhà trọ của người dân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng này cũng là hợp pháp và được khuyến khích.

Hiện 70% công nhân làm việc trong các khu công nghiệp sống trong những khu nhà trọ người dân tự xây. Trong khi đó Nhà nước chưa có đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, các doanh nghiệp lớn thì tập trung xây dựng các dự án lớn, những chung cư cao cấp.

Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải quản lý như thế nào để các nhà chung cư quy mô nhỏ, nhà trọ được xây dựng và quản lý vận hành đúng quy hoạch, an toàn về mặt kết cấu, đặc biệt an toàn về phòng cháy chữa cháy trong quá trình sử dụng. Trong đó có việc tăng cường quản lý từ khâu cấp phép xây dựng, trong quá trình xây dựng đến quản lý vận hành. Nếu chúng ta quản lý tốt quy hoạch việc sẽ hạn chế hậu quả khi xảy ra cháy nổ.

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân
PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu quốc hội - Ủy viên, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khóa XIII, trao đổi tại buổi tọa đàm.

Đối với những công trình chung cư quy mô nhỏ, nhà trọ thì các hộ gia đình phải đăng ký kinh doanh, có nộp thuế và đảm bảo về an toàn phòng cháy chữa cháy. Việc quản lý nên giao cho phường và quận, và tạo nguồn thu từ các công trình này để phục vụ cho công tác quản lý. Nếu chúng ta quản lý tốt thì sẽ khắc phục được các nguy cơ cháy nổ.

Còn theo ông Nguyễn Thanh Đặng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn N&G, việc xây dựng nhà ở lưu trú cho công nhân là vấn đề rất thiết thực, đáp ứng nhu cầu bức thiết cho công nhân. "Nhà ở cho công nhân phải được nâng cao chất lượng, thể lụp xụp mãi được. Công nhân là lực lượng tạo ra sản phẩm cho xã hội nên cũng phải tạo môi trường, nơi ở đảm bảo môi trường sống cho công nhân".

Bày tỏ quan điểm về quy định việc phát triển nhà ở lưu trú công nhân trong khu công nghiệp được bổ sung vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) nhằm phục vụ công nhân, chuyên gia và người lao động, PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu quốc hội - Ủy viên, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khóa XIII cho rằng, quy định mới này sẽ phù hợp hơn với tình hình thực tế. "Tôi cho rằng luật hóa là cần thiết. Tôi hoàn toàn ủng hộ. Tôi đi các nước và thấy họ thuê nhà nhiều hơn mua. Chúng tôi ủng hộ quan điểm thuê nhiều hơn mua".

Đồng hành để công nhân có chỗ ở

Về đề án 1 triệu căn hộ nhà ở cho công nhân, theo PGS.TS Bùi Thị An đây là đề án khả thi. Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam với vai trò, trách nhiệm chăm lo cho công nhân cần sớm có kế hoạch cụ thể, đồng hành với anh chị em công nhân ở để họ có chỗ ở và yên tâm làm việc.

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân
Quang cảnh buổi tọa đàm

Cũng xoay quanh đề án nay, ông Lê Văn Nghĩa - Trưởng Ban Quản lý Dự án Thiết chế Công đoàn - Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành cần xem xét, có cơ chế tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tham gia. Bên cạnh đó, về quỹ đất, có địa phương có quỹ đất đủ để thực hiện, có địa phương không có, do đó rất cần Trung ương đứng ra điều tiết, để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu phát triển nhà ở Đề án đặt ra.

“Là một trong những đối tượng được Chính phủ giao thực hiện Đề án, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã có đề xuất sửa đổi quy định pháp luật; đồng thời đã tiết giảm, thành lập quỹ để phát triển nhà ở cho công nhân. Theo định hướng, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ thực hiện xây dựng nhà ở chỉ dành để cho thuê. Đây cũng là loại hình nhà ở phù hợp với công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hy vọng trong thời gian tới khi ba luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được thông qua sẽ kích cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân”- ông Lê Văn Nghĩa bày tỏ.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, công tác đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện xe buýt là hết sức cần thiết, góp phần vì một Thủ đô xanh, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, để đưa xe buýt sử dụng năng lượng sạch đi vào sử dụng là không hề dễ, đòi hỏi quyết tâm cao cùng cơ chế, chính sách hỗ trợ và một lộ trình cụ thể.
Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

(LĐTĐ) Chiều nay (28/11), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức lễ bàn giao và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa Mái ấm Công đoàn tới 2 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận.
Lan tỏa lòng nhân ái

Lan tỏa lòng nhân ái

(LĐTĐ) Với cương vị là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Tựu A (quận Bắc Từ Liêm), Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, yêu thương học trò và lan tỏa cách sống nhân ái bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

(LĐTĐ) Thông qua phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” do ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động, sự gắn kết, trách nhiệm giữa những trường ở nơi thuận lợi với trường ở địa bàn khó khăn sẽ dài hơi hơn, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.
Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

(LĐTĐ) Theo cơ quan chức năng, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản dịp cuối năm diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi. Việc đăng ký thông tin cá nhân trên các tài khoản mạng xã hội, các hình thức giao dịch online, thương mại điện tử, hay “bẫy quảng cáo” trên các website… cũng là cơ hội cho tội phạm công nghệ cao lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tin khác

Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị chu đáo cho việc chăm lo Tết cho người lao động (NLĐ) trên địa bàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) cùng các sở ngành các tỉnh, thành phố đã bắt đầu bắt tay vào chuẩn bị. Cụ thể, thông tin về các kế hoạch chăm lo Tết Giáp Thìn năm 2024 cho NLĐ, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm chăm lo cho đoàn viên (ĐV), NLĐ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

(LĐTĐ) Theo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê..
Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 22/11 về triển khai chỉnh trang các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, 100% các KCN được quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa cho người lao động.
Giúp người lao động vượt khó

Giúp người lao động vượt khó

(LĐTĐ) Người lao động tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện nay đang chịu nhiều áp lực về đời sống và việc làm khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong đơn hàng, thu hẹp sản xuất. Nhưng với tinh thần luôn đồng hành với doanh nghiệp, TP.HCM đã có nhiều giải pháp nhằm chăm lo cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
TP.HCM: Tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ chăm lo tốt cho công nhân

TP.HCM: Tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ chăm lo tốt cho công nhân

(LĐTĐ) Ngày 31/10, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP.HCM tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ tiêu biểu, tích cực chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân, lao động nhập cư trong năm 2023.
Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”

Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”

(LĐTĐ) Đa số các ý kiến cho rằng việc giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân thể hiện trách nhiệm xã hội và góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân và người lao động.
TP.HCM đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn

TP.HCM đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ mồ côi và những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Vinh danh trên 30 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" năm 2023

Vinh danh trên 30 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" năm 2023

(LĐTĐ) Sau hơn 6 tháng phát động, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” mùa 3 năm 2023 do Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã khép lại thành công. Trên 30 tác phẩm xuất sắc đã được vinh danh, trao thưởng tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vừa diễn ra sáng nay, 25/10.
Phát triển cơ sở giáo dục mầm non cho con công nhân tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM

Phát triển cơ sở giáo dục mầm non cho con công nhân tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM

(LĐTĐ) Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có nhiều chính sách, quy định để hỗ trợ, chăm lo đời sống công nhân, lao động trong các khu công nghiệp (KCN) - khu chế xuất (KCX), trong đó có việc xây dựng cơ sở mầm non tại địa bàn có KCN-KCX nhưng hiện nay kết quả vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Công nhân mong sớm tăng lương tối thiểu vùng

Công nhân mong sớm tăng lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Thu nhập thấp, trong khi đó, chi phí sinh hoạt tăng khiến nhiều người lao động không khỏi lo lắng. Nhiều gia đình công nhân lao động đã phải co kéo chi tiêu, cắt giảm lượng thực phẩm hàng ngày để không bị thiếu hụt chi phí sinh hoạt. Để giảm áp lực kinh tế cho người lao động thì việc tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2024 là rất cần thiết.
Xem thêm
Phiên bản di động