Kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024):

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5) - kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). Đây được coi là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là dịp để tôn vinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tháng 5 - tháng có ý nghĩa đặc biệt với cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Tôn vinh và cảm ơn người lao động Ngày 1/5 - Ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới

Ngày Quốc tế Lao động 1/5 bắt nguồn từ phong trào đấu tranh của công nhân Mỹ, trở thành ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động trên toàn thế giới.

Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ".

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Ảnh: B.D.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago; sau đó tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia đấu tranh để giành được quyền ngày chỉ phải làm 8 giờ.

Khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ” trở thành tiếng nói chung của công nhân lao động ở nhiều nước. Từ các cuộc đấu tranh của công nhân lao động, Chính phủ một số nước buộc phải ban hành đạo luật ngày làm việc 8 giờ.

Để ghi nhận những thành quả của phong trào công nhân các nước, ngay trong Đại hội thành lập Quốc tế thứ II, được triệu tập ngày 14/7/1889, các đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của công nhân lao động trên toàn thế giới. Từ đó ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động.

Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Ngày 1/5/1930 - lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ.

Đặc biệt, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã trở thành ngày lễ Quốc gia với Sắc lệnh số 22c do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành vào ngày 18/2/1946 và Sắc lệnh số 56 ngày 29/4/1946 quy định cụ thể, chi tiết hơn về việc hưởng lương ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1/5.

Sau khi Sắc lệnh được ban hành, ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, lễ mít tinh trọng thể kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động.

Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời kêu gọi: “Cùng đồng bào toàn quốc! Cùng anh chị em lao động! Ngày 1 tháng 5 là một ngày Tết chung cho tất cả các nước trên thế giới. Đó là một ý nghĩa đoàn kết rất sâu xa. Ở nước ta, lần này là lần đầu tiên đồng bào ta, anh chị em lao động ta được tự do đón tiếp ngày 1 tháng 5. Vậy nên nó có ý nghĩa đặc biệt sâu xa hơn nữa. Đối với chúng ta nó là một ngày để cho thế giới biết rằng: Ngày này chẳng những là ngày Tết lao động, mà còn là ngày nhân dân đoàn kết. Đoàn kết để giữ vững tự do dân chủ. Đoàn kết để kiến thiết nước nhà. Đoàn kết để xây dựng một đời sống mới”.

Phát huy tinh thần Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và ghi nhớ lời hiệu triệu của Bác, cùng với nhân dân lao động, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Trải qua gần 40 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng tăng về số lượng, trưởng thành về chất lượng và khẳng định, phát huy vai trò, địa vị của mình trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến đã tăng lên. Hình thành lớp công nhân trẻ có trình độ học vấn, văn hóa, được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, phương pháp làm việc ngày càng tiên tiến.

Giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước ta.

Trải qua các kỳ Đại hội Đảng, vị trí, vai trò của giai cấp công nhân được khẳng định nhất quán trong suốt quá trình cách mạng và thể hiện tập trung trong Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”. Quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng là: “Làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống giai cấp công nhân và truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng; nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức chính trị của giai cấp công nhân”.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng xác định: “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) là dịp để chúng ta khẳng định, tiếp tục khơi dậy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đối với đất nước và dân tộc, nhân lên niềm tự hào, từ đó tiếp tục nỗ lực, ra sức thi đua lao động sáng tạo, chung sức xây dựng đất nước Việt Nam: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn viên công đoàn quận Ba Đình nhận hỗ trợ kinh phí sửa chữa "Mái ấm Công đoàn"

Đoàn viên công đoàn quận Ba Đình nhận hỗ trợ kinh phí sửa chữa "Mái ấm Công đoàn"

(LĐTĐ) Vui mừng, xúc động là cảm xúc của chị Lê Thị Hiền (Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất thép Hoà Bình) khi đón nhận hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” từ các cấp Công đoàn Thủ đô.
HĐND Thành phố thông qua Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy

HĐND Thành phố thông qua Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Sáng 2/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua “Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Hà Nội: Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm

Hà Nội: Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm

(LĐTĐ) Sáng 2/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐNĐ thành phố Hà Nội đã thông qua các Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2024; thống nhất xây dựng, triển khai đề án phát triển giao thông công cộng bằng xe buýt điện…
Bàn tay Costa cứu Ronaldo thoát khỏi “địa ngục”

Bàn tay Costa cứu Ronaldo thoát khỏi “địa ngục”

(LĐTĐ) Khi tuyển Argentina lên ngôi vô địch World Cup 2022, sau Maradona người Argentina có thêm “vị thánh mới” - “thánh Lionel Messi”. Hai năm sau, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, khi EURO 2024 đã đi được quá nửa chặng đường, nhờ bàn tay của Costa đã cứu Bồ Đào Nha và siêu sao Ronaldo thoát khỏi “địa ngục”!
Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

(LĐTĐ) Trước đây, việc xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 1 dài khoảng 1.500km chỉ mất khoảng 2 năm (hoàn thành năm 1994). Nay việc triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dự kiến chưa đến 1 năm sẽ hoàn thành. Với các dự án khác, xét về mặt thời gian là vấn đề đáng để nghĩ suy.
Quy định mới về cách tính lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quy định mới về cách tính lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Hà Nội sẽ triển khai 30 điểm bắn với 31 trận địa pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Thời lượng bắn trong 15 phút, từ 21 giờ 30 đến 21 giờ 45, ngày 9/10/2024.

Tin khác

Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

(LĐTĐ) Trước đây, việc xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 1 dài khoảng 1.500km chỉ mất khoảng 2 năm (hoàn thành năm 1994). Nay việc triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dự kiến chưa đến 1 năm sẽ hoàn thành. Với các dự án khác, xét về mặt thời gian là vấn đề đáng để nghĩ suy.
Quy định mới về cách tính lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quy định mới về cách tính lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bộ Thông tin và Truyền thông điều động, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo tại 7 cơ quan, đơn vị

Bộ Thông tin và Truyền thông điều động, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo tại 7 cơ quan, đơn vị

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ tại Văn phòng Bộ, Vụ Khoa học Công nghệ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục An toàn thông tin; Cục Tần số vô tuyến điện; Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Công nghiệp ICT); Cục Xuất bản, In và Phát hành.
Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Luật Dược (sửa đổi), nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý. Điều này, góp phần giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước.
Công bố biểu trưng và ca khúc Đại hội VIII Hội LHTN thành phố Hà Nội

Công bố biểu trưng và ca khúc Đại hội VIII Hội LHTN thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Thành Đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) thành phố Hà Nội công bố biểu trưng và ca khúc chính thức của Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Sáng 1/7, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (tỉnh Nghệ An), Công an tỉnh Nghệ An tổ chức lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Mức lương tối thiểu theo vùng tăng bình quân 200.000 - 280.000 đồng/tháng từ 1/7

Mức lương tối thiểu theo vùng tăng bình quân 200.000 - 280.000 đồng/tháng từ 1/7

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thay thế Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo đó, mức lương tối thiểu theo các vùng từ 1/7/2024 tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng.
Chính thức tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Chính thức tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như hiện tại.
Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã tới dự, chỉ đạo và động viên lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Chính thức tăng lương cơ sở từ hôm nay (1/7)

Chính thức tăng lương cơ sở từ hôm nay (1/7)

(LĐTĐ) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 7 khóa XV với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung về tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu/tháng từ hôm nay (1/7).
Xem thêm
Phiên bản di động