Sử dụng đèn đá muối đặt chân Hymalaya chữa tiểu đường:

Tiền mất tật mang vì tin “thần dược”

Được quảng cáo là sản phẩm có nhiều tác dụng, đèn đá muối đặt chân Hymalaya được nhiều gia đình có bệnh nhân tiểu đường, người tê bì chân tay ưa chuộng. Tuy nhiên, lợi ích đâu chưa thấy, nhiều người nhập viện vì bỏng, thậm chí là hoại tử chân vì sử dụng loại sản phẩm được đánh giá như “thần dược” này.
tin nhap 20180403093027 Vẫn là câu chuyện tiền mất tật mang
tin nhap 20180403093027 Tiền mất tật mang vì tin quảng cáo
tin nhap 20180403093027 Hiểm họa từ mỹ phẩm làm đẹp “siêu tốc”

Hiện nay, sản phẩm đèn đá muối đặt chân Hymalaya được bán rộng rãi trên thị trường, cách sử dụng đơn giản và được nhiều người truyền tai về tác dụng thần kỳ của nó với sức khỏe. Sau khi cắm điện và điều chỉnh nhiệt, lớp đá muối phía bên trên sẽ nóng lên. Người sử dụng đặt hai bàn chân lên để sưởi trong thời gian khuyến cáo từ 20 – 30 phút, đều đặn mỗi ngày.

Người bán hàng quảng cáo ngoài các công dụng như ngủ ngon, giảm đau do viêm khớp, táo bón… loại “thần dược” này còn có thể điều trị chứng tê bì tay chân ở người tiểu đường do làm cân bằng ion âm dương, “đả thông kinh mạch” trong cơ thể. Vì vậy, nhiều người đã mua sản phẩm này làm quà biếu tặng bố mẹ, ông bà, người lớn tuổi.

tin nhap 20180403093027
Bênh nhân tiểu đường bị hoại tử chân vì sử dụng đèn đá muối đặt chân Hymalaya.

Không đánh giá về công dụng thực sự của đá muối hay một số liệu pháp dân gian tương tự, tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện – Phó Trưởng khoa Chăm sóc Bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Các bệnh nhân tiểu đường không nên áp dụng những sản phẩm này để điều trị triệu chứng tay chân tê bì. “Bởi vì, người mắc tiểu đường thường kiểm soát đường máu không tốt, không cảm nhận được nhiệt độ cao thấp. Do vậy, chỉ cần một sơ suất nhỏ, một lần không có người thân kiểm soát giúp nhiệt độ là có thể dẫn tới bỏng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe”.

Điển hình như trường hợp bệnh nhân Phạm Văn P. (52 tuổi, Bắc Kạn), mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cách đây 10 năm, nhập viện câp cứu trong tình trạng chân bị bỏng nặng nề vì sử dụng đèn đá muối Hymalay a. Theo các bác sĩ bệnh viện, qua khai thác tiền sử, bệnh nhân thường xuyên phải đối mặt với cảm giác tê bì, nhức mỏi tay chân khiến cơ thể luôn mệt mỏi và khó chịu.

Cách đây hai tháng, ông được người thân mua tặng bộ đèn đá muối đặt chân Hymalaya, được quảng cáo sẽ đẩy lùi các triệu chứng tê bì, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn… Nhưng thực tế, dù đều đặn sử dụng mỗi ngày, các triệu chứng tê bì của ông P. vẫn không hề thuyên giảm. Không những vậy, lần sử dụng gần nhất đã khiến bệnh nhân này phải nhập viện cấp cứu vì bỏng chân.

“Thông thường, tôi bật đèn sưởi trong khoảng thời gian 20 – 30 phút để đá nóng lên sau đó mới đặt chân vào. Lần này, do bỏ quên nên thởi gian bật đèn kéo dài khoảng 40 phút. Trong lúc đặt chân, tôi hoàn toàn không có cảm giác bất thường, đến khi bỏ ra mới phát hoảng vì toàn bộ phần da ở lòng bàn chân đã đỏ rực và phồng rộp lên”, ông P. kể lại. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh và sau đó chuyển xuống Bệnh viện Nội tiết Trung ương để điều trị trong tình trạng cả hai lòng bàn chân bị lột da, phần gót chân đã bắt đầu hoại tử.

Hay may mắn không phải nhập viện như bệnh nhân P. song ông Lê Phước N. (Ba Vì, Hà Nội) cũng bị một phen tá hỏa khi suýt bỏng lợt da chân do đèn sưởi đá muối gây nên. Ông N. bị tiểu đường tuýp 2 đã 7 năm nay và cũng sử dụng đèn đá muối Hymalaya để điều trị tê bì. “Do không cảm nhận được nhiệt độ nên tôi chỉ thường bật đèn sưởi theo thói quen, nếu lần vừa rồi vợ tôi không vô tình kiểm tra lại thì có lẽ chân tôi cũng đã bị bỏng nặng vi loại đèn này”, ông N. thở phào kể lại.

Bác sĩ Thiện cho biết, ông Phạm Văn P. không chỉ bị bỏng diện rộng ở vùng lòng bàn chân mà vết thương còn “ăn sâu” khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Các bác sĩ đã phải cắt lọc vết thương, thay rửa và sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân, song song với việc điều trị đường huyết. Đến nay, sức khỏe của ông P. dù đã ổn định song theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, bệnh nhân phải điều trị hơn 1 tháng mới có thể hồi phục.

Được biết, tại khoa Chăm sóc bàn chân, mỗi tháng các bác sĩ thường phải tiếp nhận và xử lý 2-3 ca mắc tiểu đường bị bỏng với những mức độ nặng nhẹ khác nhau, trong đó có nhiều trường hợp do ngâm, sưởi chân. Cũng theo bác sĩ Thiện, hầu hết bệnh nhân chỉ đi khám khi đã có biến chứng nặng, do đó quá trình điều trị khó khăn hơn nhiều so với các vết bỏng thông thường.

Các bác sĩ không chỉ tích cực cắt lọc, chăm sóc vết thương hoại tử mà còn phải kiểm soát đường huyết cũng như dùng thuốc hỗ trợ nuôi dưỡng vùng tổn thương kích thích da tự mọc, hạn chế tối đa xuất hiện thêm vết thương. “Thực tế, không ít bệnh nhân vì nhập viện muộn hoặc sử dụng thuốc nam để chữa trị khiến vết thương bị nhiễm khuẩn nặng, hoại tử trên vùng rộng và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng. Bởi vậy, bệnh nhân tiểu đường nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời”, bác sĩ Thiện cho biết thêm.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Thanh Xuân: Thu ngân sách đạt hơn 5.152 tỷ đồng

Quận Thanh Xuân: Thu ngân sách đạt hơn 5.152 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tính đến ngày 14/10/2024, thu ngân sách quận Thanh Xuân đạt hơn 5.152 tỷ đồng, đạt 78% dự toán Thành phố và Hội đồng nhân dân quận giao (bằng 133,20% so với cùng kỳ năm 2023).
Tối nay (19/10), người dân TP.HCM và tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đề phòng ngập lụt

Tối nay (19/10), người dân TP.HCM và tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đề phòng ngập lụt

(LĐTĐ) Ngày 19/10, theo Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai, mực nước vùng hạ lưu sông Đồng Nai và trên sông La Ngà đang ở mức cao, nguy cơ ngập lụt ở các vùng trũng thấp ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
Bình Dương: Tuyên dương 95 nữ cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu, xuất sắc năm 2024

Bình Dương: Tuyên dương 95 nữ cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu, xuất sắc năm 2024

(LĐTĐ) Đây là các nữ cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu, xuất sắc đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, thực hiện tốt các hoạt động chăm lo đời sống người lao động.
Ấn tượng cuộc thi “Song ca cùng phụ nữ khiếm thị”

Ấn tượng cuộc thi “Song ca cùng phụ nữ khiếm thị”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Thanh Xuân và Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp tổ chức thành công cuộc thi “Song ca cùng phụ nữ khiếm thị” lần thứ nhất.
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

(LĐTĐ) Khi đi làm vào các ngày lễ, Tết, người lao động sẽ được hưởng ít nhất 300% lương so với đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương trả thực theo công việc.
Đổi mới, sáng tạo hoạt động Công đoàn khối trường học và nữ công Công đoàn quận Đống Đa

Đổi mới, sáng tạo hoạt động Công đoàn khối trường học và nữ công Công đoàn quận Đống Đa

(LĐTĐ) Ngày 19/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn khối Giáo dục năm học 2023 - 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2024 - 2025; “Ngày hội nữ công - Công đoàn Đống Đa”. Các đồng chí: Vũ Thị Giáng Hương - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam; Hà Đông - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ Thành phố; Bùi Thị Thanh Giang - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nữ Công LĐLĐ Thành phố, dự hội nghị.
Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế cho người có thẻ BHYT

Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế cho người có thẻ BHYT

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó nêu rõ điều kiện, tiêu chí và định mức được thanh toán...

Tin khác

Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế cho người có thẻ BHYT

Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế cho người có thẻ BHYT

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó nêu rõ điều kiện, tiêu chí và định mức được thanh toán...
Đồng Nai: Tiêm vắc xin phòng chống sởi cho hơn 66.000 trẻ em

Đồng Nai: Tiêm vắc xin phòng chống sởi cho hơn 66.000 trẻ em

(LĐTĐ) Chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống sởi cho trẻ em trên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kéo dài đến hết tháng 10/2024, với mục tiêu sẽ có 95% số trẻ từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm 1 mũi vắc xin sởi - rubella.
Bệnh nhân viêm gan B nguy kịch vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân viêm gan B nguy kịch vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Bệnh nhân mắc viêm gan B nhưng không điều trị, về nhà tự uống thuốc nam, dẫn đến tình trạng suy gan cấp nặng.
Đừng “chịu đựng” mãn kinh trong im lặng

Đừng “chịu đựng” mãn kinh trong im lặng

(LĐTĐ) Rụng tóc, có cơn bốc hỏa, da khô, đau xương khớp,… thậm chí căng thẳng, trầm cảm là những ảnh hưởng của tình trạng mãn kinh đối với chất lượng cuộc của phụ nữ. Bởi vậy phụ nữ không nên "chịu đựng" mãn kinh trong im lặng. Khi những rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, phụ nữ cần chủ động tìm đến chuyên gia y tế, chia sẻ về tình trạng của mình, từ đó tìm giải pháp điều trị phù hợp.
Hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024

Hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024

(LĐTĐ) Chủ đề của Ngày thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024 là "Rửa tay với xà phòng - Tại sao lại quan trọng" với mục đích truyền thông tới đông đảo người dân, cộng đồng về tầm quan trọng của rửa tay với xà phòng; đồng thời kêu gọi các cấp, các ngành cùng phối hợp hơn nữa để đảm bảo đạt được các mục tiêu về vệ sinh tay và cùng hành động để lan tỏa rộng rãi thói quen vệ sinh tay thường xuyên, góp phần phòng, chống dịch bệnh.
Cận kề cửa tử do uống nước kiềm chữa bệnh

Cận kề cửa tử do uống nước kiềm chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc, khó thở, thậm chí hôn mê, bất tỉnh do uống loại nước được quảng cáo là "nước" chữa bách bệnh. Nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng nguy kịch, cận kề cửa tử...
Huyện Đan Phượng khẳng định, không có trường hợp học sinh bị ngộ độc do uống sữa

Huyện Đan Phượng khẳng định, không có trường hợp học sinh bị ngộ độc do uống sữa

(LĐTĐ) Gần đây trên mạng xã hội và một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin nhiều học sinh ở huyện Đan Phượng (Hà Nội) bị đau bụng, ngộ độc nghi ngờ do uống sữa tại trường học…
Hà Nội ghi nhận thêm 21 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 21 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua (từ ngày 4/10 đến 11/10), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận thêm 21 ổ dịch sốt xuất huyết, giảm 2 ổ dịch so với tuần trước đó. Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 227 ổ dịch. Hiện, còn 39 ổ dịch đang hoạt động.
Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

(LĐTĐ) Từ ngày 14/10, Hà Nội bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024. Tại mỗi điểm tiêm, việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm chủng là nhiệm vụ trọng tâm được ngành Y tế đặt lên hàng đầu.
Hà Nội: Chính thức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

Hà Nội: Chính thức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

(LĐTĐ) Hôm nay (14/10), Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn Thành phố năm 2024. Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng cho chiến dịch, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập 3 đoàn kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức, triển khai thực hiện chiến dịch tiêm chủng tại các quận, huyện, thị xã.
Xem thêm
Phiên bản di động