Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào Người nông dân đa tài, giỏi kinh doanh Nông dân làm giàu từ mô hình bonsai tiền tỷ

Đan Phượng nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu ôn hòa rất thích hợp để trồng các loại cây ăn quả, chủng loại đa dạng, phong phú cho hoa quả quanh năm. Nhận thấy tiềm năng sẵn có của địa phương, năm 1983, một số hộ dân huyện Đan Phượng đã mua giống ong nội về nuôi lấy mật, tận dụng khai thác tài nguyên, giúp cây trồng được thụ phấn tự nhiên tăng năng suất cây trồng, mô hình nuôi ong ngày càng hiệu quả cho giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.

Qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm nghề nuôi ong tại Đan Phượng được truyền từ đời này qua đời khác, thế hệ sau tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ trước tiếp tục học hỏi và phát triển kiến thức của ngành ong.

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Anh Trần Tuấn Minh đang kiểm tra tổ ong.

Theo ông Thiều Văn Son, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng, năm 2023, nhận thấy nhu cầu của thị trường cũng như xu hướng phát triển của xã hội cần liên kết tạo ra chuỗi giá trị cho sản phẩm, giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước… Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm mật ong, các hộ nuôi ong nhỏ lẻ tại Đan Phượng đã tập hợp thành lập Hợp tác xã (HTX) nuôi ong lấy tên là HTX Ong Tuấn Minh, với 7 thành viên, quy mô 1.200 đàn ong nội, sản lượng đạt trung bình 15.000 lít/năm, các thành viên của HTX đều có thâm niên, kiến thức về ngành ong.

Anh Trần Tuấn Minh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đan Phượng, Giám đốc HTX Ong Tuấn Minh cho biết, với phương châm hàng đầu là đưa chất lượng sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng, HTX Ong Tuấn Minh di chuyển đàn ong theo mùa để con ong hút mật hoa tự nhiên. Những đàn ong được đưa đến các nơi có nguồn mật tốt nhất, dồi dào nhất, những con ong bắt đầu quá trình đi kiếm mật chúng hút dịch mật từ hoa mang về tổ và luyện mật.

Ong thợ nhả mật đã hút được từ những bông hoa vào lỗ tổ, lực lượng ong thợ được phân công quạt gió cho bay hơi nước để mật được đặc sánh, khi lượng nước còn khoảng 20% chúng dùng sáp bịt kín các lỗ tổ ngành ong gọi là bít nắp, lúc này mật đã đạt độ chín.

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Mật ong của HTX Ong Tuấn Minh đạt OCOP 3 sao.

Người nuôi ong quay mật ong tại vườn và mang sản phẩm về HTX lọc, loại bỏ tạp chất, sơ chế, chiết rót vào hũ, lọ thủy tinh, đóng gói bảo quản và đưa sản phẩm ra thị trường. Với quy trình khép kín từ khâu chăm sóc, chuẩn bị nguồn khai thác, sản xuất, đến khi đưa sản phẩm ra thị trường đều được thực hiện bài bản, nghiêm túc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,…

Trong năm, HTX chủ yếu thu hoạch 3 vụ mật chính là vụ xuân khi có hoa vải, hoa nhãn; vụ hè có hoa sim, mua, bạch đàn, các loại hoa rừng… và vụ thu có hoa táo. Mùa đông cũng có nhiều loại cây cho mật nhưng HTX không khai thác vào vụ đông, do yếu tố thời tiết mùa đông ở miền Bắc lạnh giá, mỗi đàn ong cần được giữ nhiệt để ấu trùng phát triển tốt, lúc này cần bảo toàn lực lượng để chuẩn bị cho vụ xuân năm sau.

Theo ông Thiều Văn Son, sản phẩm mật ong hoa nhãn Tuấn Minh là sản phẩm mũi nhọn của HTX, đem lại sản lượng lớn, giá trị kinh tế cao cho xã viên trong HTX. Mật ong hoa nhãn có màu nâu đặc sánh đặc trưng, có độ kết tinh cao, giọt mật mang tính đặc trưng của những bông hoa nhãn, vị ngọt thanh, tự nhiên nguyên chất 100% đem lại sự an toàn cho người sử dụng.

Ngoài việc khai thác mật ong HTX còn khai thác phấn hoa, chia tách đàn, nhân giống cung cấp ong giống cho thị trường cả nước. Không chỉ sử dụng lao động là các hội viên, HTX thuê thêm một số lao động là người địa phương tạo công ăn việc làm cho người dân, sự nỗ lực của xây dựng và phát triển HTX tạo ra một mô hình kinh tế mới hiệu quả góp phần làm giàu cho quê hương.

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Mật ong hoa nhãn Tuấn Minh có màu nâu đặc sánh đặc trưng.

"Sản phẩm mật ong Tuấn Minh cung cấp cho thị trường đã có đủ nhãn mác, xuất xứ rõ ràng... là một dấu mốc quan trọng khẳng định giá trị, uy tín của một sản phẩm chất lượng vì sức khỏe người tiêu dùng”, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng khẳng định.

Vừa qua, Mật ong Tuấn Minh đã được Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng trao chứng nhận đạt OCOP 3 sao. Đây không chỉ là “tấm vé” đảm bảo chất lượng của sản phẩm của những người nông dân tâm huyết làm ra, mà còn là sự khẳng định một thương hiệu sản phẩm mới của Đan Phượng trong hàng chục sản phẩm nổi tiếng của vùng đất này như: Bưởi Tôm vàng, rượu Long trường tửu, nho Hạ Đen, hoa đồng tiền, rau Cuối Quý, hoa lan Hồ điệp, đậu phụ Hạ Mỗ, khoai lang kén, rau rá, thịt lợn an toàn Trung Châu,…

Phát triển sản xuất trong điều kiện đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, người lao động cũng chịu sức hút của nhiều ngành nghề khác là bài toán hóc búa cho nhiều huyện ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, huyện Đan Phượng đã có những cách làm tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh sự năng động của người dân, huyện Đan Phượng đã hỗ trợ xây dựng nhiều nhãn hiệu tập thể cho nông sản các xã và hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất VietGap, đưa nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những huyện có sản phẩm nông nghiệp đi đầu của thành phố Hà Nội.

Bảo Thoa

Nên xem

Trung Quốc xả lũ thủy điện không tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam

Trung Quốc xả lũ thủy điện không tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay, việc thủy điện ở Trung Quốc xả lũ với lưu lượng nhỏ không gây tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam.
Dư luận đánh giá cao công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão của Hà Nội

Dư luận đánh giá cao công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão của Hà Nội

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn và ngập lụt tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội, cùng với việc Thành ủy Hà Nội liên tiếp có những chỉ đạo nhanh chóng ứng phó, chỉ đạo xử lý kịp thời các giải pháp trọng tâm ứng phó với mưa, lũ… đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao và tin tưởng của người dân Thành phố.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng

(LĐTĐ) Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến. Theo Liên đoàn Bán lẻ quốc gia Hoa Kỳ, chi tiêu cá nhân cho mua sắm mùa tựu trường đã tăng đáng kể trong hai năm qua, thậm chí vượt qua cả chi tiêu mua sắm cho mùa lễ hội cuối năm.
Huy động nguồn lực khẩn trương sớm khắc phục hậu quả bão, mưa lũ

Huy động nguồn lực khẩn trương sớm khắc phục hậu quả bão, mưa lũ

Chiều 11/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM chậm tiến độ

Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM chậm tiến độ

(LĐTĐ) Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quy mô từ hàng trăm cho đến hàng nghìn tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) làm chủ đầu tư đều đang trong tình trạng chậm tiến độ.
Quận Tây Hồ di dời hơn 700 hộ dân ra khỏi khu vực ngập lụt đến nơi an toàn

Quận Tây Hồ di dời hơn 700 hộ dân ra khỏi khu vực ngập lụt đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Hiện nay, các lực lượng chức năng quận Tây Hồ vẫn đang khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra. Đến 15 giờ ngày 11/9, toàn quận đã di dời hơn 700 hộ dân với khoảng 1.800 nhân khẩu ra khỏi khu vực ngập lụt đến nơi an toàn.
Dừng bơm các trạm bơm tiêu ra hệ thống sông Nhuệ

Dừng bơm các trạm bơm tiêu ra hệ thống sông Nhuệ

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, hiện mực nước trên sông Nhuệ vẫn tăng cao dù đã thực hiện giảm công suất bơm trên toàn hệ thống.

Tin khác

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động