Nông dân làm giàu từ mô hình bonsai tiền tỷ
Chuyện những nông dân làm giàu từ nông nghiệp sạch Phát huy vai trò người cao tuổi trong xây dựng nông thôn mới Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP |
Xã Đồng Tháp là xã vùng bãi ven sông Đáy, nằm ở phía Tây huyện Đan Phượng cách trung tâm Hà Nội 20km. Nhiều năm gần đây, nông thôn xã đã đổi mới bởi nhiều mô hình kinh tế do nông dân làm chủ. Mô hình sinh vật cảnh của gia đình ông Nguyễn Văn Sự không chỉ giúp ông có thu nhập xấp xỉ nửa tỷ đồng/năm mà còn góp phần giúp tạo môi trường nông thôn mới đổi thay, sáng xanh, sạch đẹp. Cũng với mô hình này, ông Sự đã được Chứng nhận “Hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp Thành phố” liên tục 3 năm liền (2021-2023).
Chia sẻ về mô hình, ông Nguyễn Văn Sự cho hay, hiện nay gia đình chủ yếu sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vật sinh vật cảnh, các loại cây bonsai, cây cảnh với hàng nghìn cây các loại. Hằng năm gia đình ông đầu tư hàng trăm triệu đồng để tiếp tục sản xuất và mở rộng quy mô và nâng cao giá trị sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Sự là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh vật cảnh xã Đồng tháp, Tổ trưởng Tổ Hội nghề trồng cây cảnh. |
“Gia đình đã khởi nghiệp xây dựng mô hình từ những năm 1995, bước đầu quy mô nhỏ trong gia đình với vài cây, sau nhiều năm sưu tầm, kinh doanh, sản xuất mô hình đã nhân rộng toàn xã và địa phương lân cận đến nay được duy trì sản xuất và ngày càng phát triển. Thu nhập bình quân mỗi năm của gia đinh từ 450 triệu đến 550 triệu đồng trở lên”, ông Sự cho biết.
Với vai trò là Hội viên nông dân thôn Bãi Thuỵ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh vật cảnh xã Đồng Tháp, Tổ trưởng Tổ Hội nghề trồng cây cảnh; ông Nguyễn Văn Sự luôn phấn đấu nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với các hội viên nông dân liên kết sản xuất.
Ông Sự cũng là người vận động hội viên cùng nhau chăn nuôi sản xuất, thi đua cùng làm giàu chính đáng, mở rộng mô hình. Các hội viên đã cùng nhau thành lập tổ hội nghề nghiệp với 15 thành viên cùng làm giàu trong lĩnh vực phát triển mô hình sinh vật cảnh, cây cảnh bonsai…; ứng dụng công nghệ, học tập kinh nghiệm trong sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh.
Với sự chỉ đạo, hướng dẫn và tuyên truyền của Hội Nông dân xã Đồng Tháp, trong những năm qua trong hoạt động sản xuất phát triển mô hình, gia đình ông Nguyễn Văn Sự luôn tìm tòi học tập kinh nghiệm các hộ trong tổ chức Hội, qua các buổi được hỗ trợ, được tham dự hội thảo, tập huấn các nơi về các mô hình sản xuất.
Hàng năm ông Sự hỗ trợ, truyền kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho các hội viên trong chi hội. |
Từ việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún số lượng ít, chưa có kinh nghiệm sản xuất, đến nay với những công nghệ, kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật mới nhất là ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh gia đình đã áp dụng cơ bản các biện pháp nâng cao giá trị và sản lượng.
Mạnh mẽ phát triển mô hình và nắm bắt cơ hội làm giàu một cách nhanh chóng, hiệu quả, gia đình ông Sự nhiều năm liền được các cấp Hội Nông dân bình xét đạt danh hiệu Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp xã, huyện, cấp Thành phố.
Hằng năm ông Sự hỗ trợ, truyền kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho các hội viên trong chi hội, với 15 hộ cùng làm mô hình sinh vật cảnh, đã tạo việc làm cho từ 10 đến 15 lao động/năm trở lên và giúp đỡ có hiệu quả 4 vượt hộ khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm với tổng giá trị ước tính trên 100 triệu đồng. Tham gia ủng hộ tặng cho các hộ cận nghèo thoát nghèo, hỗ trợ việc làm cho các hộ với số tiền hàng năm trên 20 triệu đồng mỗi năm, góp phần đưa xã Đồng Tháp không còn hộ nghèo từ năm 2019, số hộ cận nghèo giảm còn dưới 1%.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Sự còn tích cực tuyên truyền cho hội viên nông dân hưởng ứng và tổ chức thực hiện thành lập mô hình thu gom và phân loại rác thải tại nhà với trên 50 thành viên; vận động hội viên nhân dân tham gia trồng cây, câu lạc bộ sinh vật cảnh giữ gìn môi trường góp phần đảm bảo môi trường trên địa bàn. Tiếp tục duy trì tốt mô hình “Nông dân tham gia Bảo vệ môi trường nông thôn” tại chi hội thôn Bãi Thuỵ.
Ông Nguyễn Văn Sự cho hay: “Hiện nay, với sự hướng dẫn và hỗ trợ của các ngành, các cấp, gia đình đang tập trung sản xuất phát triển mô hình, áp dụng tự động hoá, chuyển đổi số trong các hoạt động kinh doanh; tiến tới từ Tổ hội nông dân sẽ phát triển thành mô hình Hợp tác xã trong thời gian tới để nâng cao chất lượng các sản phẩm và thay đổi hoạt động phát triển mô hình. Qua đó, tập trung xây dựng thương hiệu nhằm vươn xa toàn thành phố và trên cả nước; nhằm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn”.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36