Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao |
Từ sự nỗ lực chung tay của phụ nữ
Từ năm 2021 đến nay, huyện Thạch Thất đã có 7 xã được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, và NTM kiểu mẫu. Năm 2025 huyện phấn đấu có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã đạt NTM kiểu mẫu.
Dự kiến đến hết năm 2025, huyện có 12/21 xã (52,4%) đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 110% so với mục tiêu của chương trình.
Nhấn mạnh về vai trò của hội phụ nữ trong thực hiện các công việc xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lại Thượng Hoàng Thanh Long khẳng định: "Nếu không có phụ nữ thì xã không xây dựng được NTM thành công, những công việc cần có sự tham gia trực tiếp của người lao động thì hầu hết là có phụ nữ".
Sản phẩm nông nghiệp của phụ nữ Thạch Thất góp phần vào danh sách sản phẩm OCOP dồi dào của địa phương |
Năm 2024, xã đang gần về đích NTM nâng cao. Không phải là danh hiệu mà sự ghi nhận chất lượng sống của người dân. Chủ thể xây dựng NTM cũng như thụ hưởng chính là người dân, phải có sự chung sức, chung lòng của người dân. Phụ nữ xã Lại Thượng đã khẳng định được vai trò nòng cốt trong xây dựng NTM và NTM nâng cao của xã. Xã được 2 lần đoạt giải Nhì và giải Ba cuộc thi sáng, xanh, sạch, đẹp của huyện. Xã đang tiếp tục triển khai các phong trào xây dựng NTM nâng cao.
Chia sẻ về kinh nghiệm triển khai các hoạt động góp phần xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, bà Vũ Thị Hợi, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Đại Đồng cho biết, hơn 10 năm xây dựng NTM, đến nay xã đã hoàn thành xây dựng NTM nâng cao vào tháng 4/2021, và đón bằng NTM kiểu mẫu năm 2023.
Trước đây xã thuần nông không có nghề phụ, nay chuyển dịch sang thương mại dịch vụ, trong giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đầu tư vào giáo dục, tập huấn dạy nghề, chuyển giao khoa học ứng dụng cao, trồng lúa, rau, hoa an toàn, sử dụng nước sạch trong nông nghiệp, xử lý rác thải, chuyển đổi số, kinh tế xanh; giới thiệu việc làm cho phụ nữ, tạo việc làm thu nhập cho hội viên…
Năm 2018 có sản phẩm OCOP chè kho, đến năm 2023 động viên các hội viên phát triển thêm 9 sản phẩm OCOP. Năm 2024, tiếp tục động viên các hội viên phát triển 5 sản phẩm OCOP của 3 chủ thể, liên kết các hội viên ở các địa phương, tiến tới thành lập hợp tác xã để giúp các hộ thuận lợi trong phát triển kinh tế địa phương.
Năm 2024, phối hợp tổ chức tuyên truyền đề án 939 cho hội viên phụ nữ khởi nghiệp, tổ chức tập huấn, tham gia tập huấn chương trình của Hội LHPN Thành phố. Xã chọn một chi hội làm điểm mô hình đó để nhân rộng, bước đầu có kết quả khá tích cực. Hội LHPN xã cũng vận động hội viên không bỏ ruộng hoang, tạo điều kiện cho hội viên vay vốn để sử dụng diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả cao.
Mô hình ngôi nhà xanh thu gom phế liệu bảo vệ môi trường nông thôn của phụ nữ Thạch Thất |
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Chủ tịch Hội LHPN xã Đồng Trúc cho biết, Hội Phụ nữ đã có những đóng góp không nhỏ trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Năm 2024, thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN huyện, Hội LHPN xã đã ra mắt mô hình "5 có 3 sạch" và thực hiện thí điểm tại Chi hội phụ nữ thôn Tam Cảnh với 35 hội viên tham gia.
Qua tuyên truyền, vận động thực hiện, bình xét kết quả cuối năm thì có 35/35 hội đều đạt 8 tiêu chí của cuộc vận động. Nhiều hội viên có ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình và xoá đói giảm nghèo. Điều này giúp phong trào "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" và "Xây dựng gia đình 5 có, 3 sạch" dần thấm sâu vào đời sống của mỗi gia đình. Từ đó, góp phần tích cực vào xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu ở địa phương.
Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ trong xây dựng NTM
Tại tọa đàm “Phát huy vai trò của các cấp Hội Phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu” trên địa bàn huyện Thạch Thất chiều 15/11, bà Khuất Thị Khuyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thạch Thất cho biết: Hội LHPN huyện Thạch Thất đã cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ công tác trọng tâm của Hội, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều hoạt động, xây dựng được nhiều mô hình thiết thực, phát huy tốt vai trò của các cấp Hội phụ nữ tham gia xây dựng nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế kinh tế - xã hội tại địa phương.
Hằng năm, Hội LHPN huyện Thạch Thất chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao các tiêu chí xây dựng NTM; vận động phụ nữ nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các mô hình kinh tế và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị (chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP).
Phụ nữ tham gia vệ sinh môi trường góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới |
Đồng thời, tích cực tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở của nông thôn, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh; nâng cao chất lượng môi trường nông thôn; hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng về tổ chức cuộc sống gia đình xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc; phòng chống tệ nạn xã hội, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Xây dựng gia đình 5 có 3 sạch”... đưa nội dung về xây dựng NTM vào nội dung sinh hoạt hội viên.
Đến nay, các cấp Hội đã duy trì nâng cao chất lượng 85 “Điểm sinh hoạt cộng đồng xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường”, tại các khu dân cư, đảm nhận các phần việc trồng cây xanh, cây hoa các loại, tổ chức vẽ tranh, trang trí bích họa, làm đẹp cho khuôn viên nhà văn hóa tại thôn dân cư.
Đồng thời, duy trì tốt 291 đoạn đường phụ nữ tự quản xanh, sạch, đẹp, 125 đoạn đường nở hoa; biến các điểm rác thành vườn hoa; phát động phong trào “Hạn chế rác thải nhựa”, ra mắt 28 mô hình phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn, trao tặng trên 3.000 thùng chứa rác thải, và men vi sinh cho các thành viên tham gia thực hiện mô hình, ra mắt 45 ngôi nhà xanh thi gom phế liệu gây quỹ, tổ chức 20 lớp truyền thông về nước sạch và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, duy trì và nhân rộng mô hình “Sạch đồng ruộng” ở 23 xã, thị trấn; hằng năm tổ chức ra quân vệ sinh đồng ruộng thu gom hàng tấn rác thải và vỏ thuốc bao bì bảo vệ thực vật về nơi tập kết…
Bên cạnh đó, duy trì tốt các phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, thường xuyên chăm lo, giúp đỡ gia đình hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, hằng năm giúp 115 hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn do nữ làm chủ thoát nghèo; hỗ trợ hội viên vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, đến nay các cấp Hội quản lý nguồn vốn vay với số tiền trên 260 tỷ đồng, cho 4.636 lượt hội phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn, phát triển sản xuất.
Sản phẩm truyền thống của người dân tộc thiểu số được phụ nữ bảo tồn và phát huy |
Các cấp Hội đã hỗ trợ xây sửa 29 mái ấm tình thương, nhà tình nghĩa cho các gia đình hội viên phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, mỗi mái trị giá từ 40 đến 50 triệu đồng; kết nối nhận đỡ đầu, thăm hỏi tặng quà, tặng thẻ bảo hiểm y tế… cho phụ nữ, trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn. Trong những năm qua các cấp hội tặng hàng nghìn suất quà, nhận đỡ đầu 33 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn (mỗi cháu 6 triệu đồng/năm), đồng hành cùng con (đóng học phí cho 73 cháu mỗi cháu 2-3 triệu đồng/năm).
Cũng tại toạ đàm, bà Nguyễn Thị Hường, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội LHPN thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở các địa phương trên địa bàn huyện Thạch Thất.
Để thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, bà Nguyễn Thị Hường cho rằng, thời gian tới các cấp Hội cần triển khai các có những giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thực cho hội viên phụ nữ; quan tâm đổi mới các nội dung, phương thức đến cán bộ hội viên phụ nữ; đồng thời quan tâm đến các tiêu chí trong thực hiện NTM nâng cao và kiểu mẫu; nhân rộng các mô hình điển hình NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu; mô hình xanh sạch đẹp, làm sạch môi trường; hỗ trợ vay vốn cho phụ nữ, kết nối tiêu thụ sản phẩm của các nữ doanh nghiệp, các tổ hợp tác trên địa bàn.
Đặc biệt quan tâm đến các địa bàn dân tộc, tôn giáo; đề xuất các khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân; phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong tham gia giám sát trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở địa phương.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Tin khác
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52