Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô |
Nâng cao giá trị sản phẩm
Những năm qua, trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Lại Thượng (huyện Thạch Thất) đã chú trọng hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống người dân.
Có thể kể đến mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi của gia đình anh Vương Văn Hải (thôn Ngũ Sơn) với tổng diện tích khoảng 7ha đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Trên diện tích sử dụng, gia đình anh Hải đã trồng thanh long, nuôi vịt, cá và một số cây trồng khác như bưởi, mít. Trong đó, thanh long là cây trồng chủ lực với diện tích 3ha, mang lại thu nhập khá ổn định cho gia đình anh, mỗi năm thu hoạch khoảng 30 tấn.
Lãnh đạo Hội Nông dân thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất thăm mô hình trồng thanh Long của gia đình anh Vương Văn Hải. |
Tuy nhiên, những năm gần đây, do bất thường về thời tiết nên gia đình anh Hải cũng gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sản lượng. Năm nay, thu hoạch thanh long của gia đình giảm xuống còn khoảng 20 tấn, giá bán buôn từ 20.000 -30.000 đồng/kg tùy thời điểm. Theo anh Hải, cây thanh long không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc quá phức tạp, nhưng nếu không có kinh nghiệm, việc chăm sóc sẽ gặp khó khăn.
“Để cải thiện chất lượng sản phẩm, ngoài việc chăm sóc cây trồng, gia đình tôi còn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tham gia vào chương trình OCOP để nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị thương hiệu mà còn giúp gia đình tôi đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Nhờ vậy quả thanh long của gia đình được nhiều khách hàng lựạ chọn, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó”, anh Hải cho biết.
Tương tự, những năm qua, anh Chu Văn Tân (thôn Hoàng Xá) đã không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, chú trọng đến chất lượng sản phẩm và áp dụng các tiêu chuẩn OCOP để xây dựng thương hiệu.
Thương hiệu nấm, mộc nhĩ của gia đình anh Tân đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao nhờ quy trình sản xuất sạch và an toàn. Đây là minh chứng cho sự thành công của mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương. Quy trình này không sử dụng hóa chất hay chất bảo quản và sản phẩm được thu hoạch từ môi trường sạch.
Mỗi ngày, gia đình anh thu hoạch khoảng 50kg nấm sò, bán buôn với giá khoảng 40.000 đồng/kg, tổng doanh thu khoảng 2 triệu đồng; sau chi phí riêng cây nấm cũng cho thu lời khoảng 20 triệu đồng/tháng. Mộc nhĩ, anh thu hoạch một vụ trong năm, với sản lượng khoảng 10 tấn.
“Về lâu dài, gia đình tôi định hướng phát triển thêm các loại nấm khác như nấm hương, nấm đùi gà, nấm kim châm; các sản phẩm chế biến sẵn như nem nấm, ruốc nấm để gia tăng giá trị sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường”, anh Tân cho biết.
Nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới
Có thể thấy, Chương trình OCOP được xem là giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc trưng ở các địa phương góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể, thực hiện theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị. Chính vì vậy, chương trình OCOP cũng được coi là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất thời gian qua.
Chương trình OCOP được xem là giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc trưng ở các địa phương góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. |
Những năm qua, thực hiện Chương trình 04-CTr/TU ngày 17/03/2021 của Thành ủy Hà Nội, Huyện ủy Thạch Thất đã ban hành Chương trình số 03-CTr/HU về “Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”.
Năm 2024, huyện tiếp tục huy động nguồn lực và giải ngân các nguồn vốn đầu tư các công trình thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động; tập trung đầu tư những công trình có ý nghĩa về văn hóa, xã hội, an ninh trật tự nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Trong đó, ưu tiên đối với 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và các xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới 2021-2025.
Phấn đấu, đến năm 2025 sẽ có 11 xã hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, 5 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người đạt 120 triệu đồng/người/năm; cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố Hà Nội. Duy trì tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên.
Bên cạnh đó, huyện Thạch Thất đã và đang triển khai kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn liền với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 và xây dựng thí điểm các mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại một số xã.
Trong kế hoạch, huyện Thạch Thất hướng tới mỗi xã, thị trấn có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn với việc triển khai sản phẩm du lịch cộng đồng, trong đó sẽ gắn với việc hình thành chuỗi sản phẩm OCOP đạt chuẩn để giới thiệu du khách. Mục tiêu giai đoạn 2025-2030, huyện phấn đấu trở thành một trong những địa phương trọng điểm du lịch trên địa bàn Thủ đô.
Trong bối cảnh nền kinh tế nông thôn ngày càng hội nhập và phát triển, việc xây dựng các thương hiệu sản phẩm đặc trưng là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần cải thiện đời sống người dân, tạo việc làm và thúc đẩy sự phát triển bền vững ở địa phương. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đủ chi trả cho việc tinh giản khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Hà Nội: Dự kiến nhiều cầu vượt sẽ được xây dựng tại các điểm ùn tắc giao thông
BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến
Hà Nội: Tuyến buýt số 43 sẽ tạm dừng hoạt động
Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ được tặng Cờ đơn vị xuất sắc năm 2024
Đội tuyển bóng đá Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất
Tin khác
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 19/12/2024 09:49
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05