Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, việc thúc đẩy các giải pháp kinh doanh sáng tạo và xanh là điều vô cùng cần thiết. Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm Oản Ngọc Ân theo hướng chuyển đổi xanh” do người khuyết tật tại Hà Nội thực hiện phù hợp với mục tiêu Chương trình “Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Tăng tốc hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Cần giao sự tự chủ để thanh niên nâng cao năng lực, danh dự của mình Ngày hội Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Nâng chất lượng sản phẩm truyền thống

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân trực thuộc Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam được ra đời năm 2020. Trải qua hơn 3 năm hoạt động và nỗ lực phát triển, Trung tâm này đã nghiên cứu và ứng dụng tâm lý - giáo dục vào hoạt động giáo dục thực nghiệm hướng nghiệp cho người khuyết tật, tự kỷ với nghề làm oản nghệ thuật thành công, mô hình được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả năm 2023.

Theo phong tục thờ cúng của người Việt, “Hương - đăng - trà - quả - thực” là những vật phẩm được dâng cúng trong các ngày lễ, Tết. Oản tượng trưng cho Thực là một trong năm vật phẩm được dâng cúng. Do nhu cầu ngày một tăng, nên sản phẩm oản cần được thay đổi nâng cao chất lượng và đa dạng phù hợp với thị trường và thị hiếu của khách.

Sản phẩm oản cần được nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm và tính thẩm mỹ hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của thị trường phục vụ người dân bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân của mình thể hiện trong các vật phẩm dâng lễ.

Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh
Chị Nguyễn Thị Phương Oanh - Cử nhân chuyên ngành Tâm lý học, Phó Giám đốc Trung tâm Ngọc Ân thuyết trình dự án khởi nghiệp tại vòng thi chung khảo sáng 6/8.

Nắm bắt được nhu cầu về sản phẩm oản ngày càng tăng trong các dịp lễ, Tết cổ truyền của Việt Nam, Trung tâm Ngọc Ân đã tổ chức hướng nghiệp cho người khuyết tật, tự kỷ sản xuất oản nghệ thuật cung cấp cho thị trường. Đến nay, đã có hơn 7.000 mẫu oản nghệ thuật các loại, từ oản gạo được Trung tâm tổ chức thiết kế, sản xuất và cung cấp cho thị trường.

Đặc biệt, Ngọc Ân đã tạo việc làm sản xuất oản cho nguồn nhân lực là người khuyết tật, tự kỷ và phụ nữ yếu thế xã hội trong những năm qua. Hoạt động nghề nghiệp này đã giúp họ vượt qua những rào cản bản thân, dần dần từng bước hoà nhập với xã hội trong môi trường học tập suốt đời và lao động hạnh phúc với nghề sản xuất oản an toàn, tạo thu nhập bằng chính những tư duy còn lại và khả năng phù hợp của mình, giúp người khuyết tật, tự kỷ được bình đẳng trong xã hội.

Đây là một thị trường mới thể hiện văn hoá của người Việt, góp phần lan toả phẩm hạnh dân tộc, giá trị quốc gia, thực hiện đối ngoại nhân dân, tăng cường hữu nghị và phát triển bền vững kinh tế đất nước.

Chia sẻ với Lao động Thủ đô, bà Đào Thanh Hoàn - Nhà sáng lập Ngọc Ân cho biết, nhằm hưởng ứng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ, cùng với nhu cầu sử dụng sản phẩm oản tăng nhanh của thị trường hiện tại, Ngọc Ân cần phải có sự đổi mới sáng tạo trong việc tự cải thiện quy trình sản xuất các sản phẩm, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, sản xuất hữu cơ, sạch, tuần hoàn, thân thiện với môi trường theo hướng chuyển đổi xanh.

“Chính vì vậy, chúng tôi cần xanh hóa nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như quá trình sản xuất để góp phần bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho người khuyết tật, tự kỷ và phụ nữ yếu thế ở địa phương, đáp ứng việc nâng cao năng lực sản xuất, thương mại hóa sản phẩm Oản Ngọc Ân nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cũng như mở rộng thị trường”, bà Đào Thanh Hoàn cho biết.

Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh
Sản phẩm Oản Ngọc Ân nhận được nhiều giải thưởng sáng tạo.

Từ yêu cầu thực tiễn, Trung tâm Ngọc Ân thực hiện Dự án: “Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm Oản Ngọc Ân theo hướng chuyển đổi xanh” làm dự án khởi nghiệp năm 2024.

Dự án này sẽ góp phần giúp người nông dân phát huy được tiềm năng của nguồn tài nguyên bản địa và phát triển sản xuất theo hướng xanh thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Ngoài ra, việc nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm giúp sản phẩm Oản Ngọc Ân được quảng bá, phân phối rộng rãi tới người tiêu dùng, giúp họ tiếp cận được với những sản phẩm xanh - sạch - an toàn cho sức khỏe và bảo tồn, phát huy được nét đẹp tín ngưỡng của dân tộc.

Đây cũng là một dự án mang lại nhiều cơ hội việc làm, tạo sự phát triển bền vững cho người khuyết tật, tự kỷ trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước, giảm áp lực chăm sóc người khuyết tật, tự kỷ cho gia đình và giảm gánh nặng kinh tế cho xã hội. Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hoá sản phẩm Oản Ngọc Ân theo hướng chuyển đổi xanh đem lại nhiều cơ hội phát triển tích cực đặc biệt là cho các lao động nữ yếu thế trong xã hội.

Phát triển sản phẩm xanh của người yếu thế

Lọt vào vòng chung khảo Cuộc thi “Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh năm 2024” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức, Dự án đã gây chú ý với các mục tiêu và phương án mang lại giá trị nhân văn cho cộng đồng.

Chị Nguyễn Thị Phương Oanh - Cử nhân chuyên ngành Tâm lý học, Phó Giám đốc Trung tâm Ngọc Ân cho biết, bước đầu Dự án sẽ xây dựng và phát triển vùng liên kết nguyên liệu sản xuất cây lúa nếp cái hoa vàng, tinh dầu bưởi từ cây bưởi Diễn, đường kính theo tiêu chuẩn VietGap làm nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất sản phẩm oản gạo. Xây dựng được mô hình liên kết sản xuất gạo lúa nếp cái hoa vàng, tinh dầu bưởi, đường kính theo tiêu chuẩn VietGap với quy mô 30ha.

Cùng với đó, nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên liệu tự nhiên thân thiện với môi trường và dễ phân hủy để thiết kế nhãn mác, bao bì đóng gói sản phẩm. Hoàn thiện quy trình sản xuất oản gạo theo tiêu chuẩn xanh. Thực hiện, lên kế hoạch và các phương án thu gom, xử lý các phụ, phế phẩm trong quá trình sản xuất để tạo ra nguồn phân bón hữu cơ cho các hộ nông dân, hợp tác xã. Tham khảo, lựa chọn các giải pháp công nghệ tiên tiến, giúp tiết kiệm điện, nước, năng lượng trong quá trình thực hiện sản xuất. Xây dựng thương hiệu, quảng bá, phát triển phân phối sản phẩm oản gạo Ngọc Ân nhằm tăng cường giá trị sản phẩm và đảm bảo có thị trường tiêu thụ ổn định.

Chị Phương Oanh cũng cho biết, điểm mạnh của Dự án là sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn VietGap và hoàn toàn từ thiên nhiên, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Áp dụng công nghệ sấy tuần hoàn khí nóng rút hơi ẩm từ trong sản phẩm thay thế cho việc phơi ngoài trời truyền thống không đảm bảo an toàn vệ sinh. Sản phẩm có kèm nhãn mác giúp người dùng dễ dàng dùng phần mềm truy xuất nguồn gốc.

Áp dụng quy trình sản xuất xanh với các quy trình thu gom và xử lý rác thải triệt để. Bao bì, nhãn mác và các túi đựng sản phẩm được làm từ polymer sinh học PHB, hoặc các sản phẩm túi giấy tự nhiên sản xuất từ tre, tinh bột ngô, khoai, sắn.

Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh
Dự án chuyển đổi xanh của Ngọc Ân gắn với các giá trị nhân văn của cộng đồng, đặc biệt là cơ hội lao động dành cho người tự kỷ, khuyết tật và phụ nữ yếu thế.

Theo chị Oanh, Dự án sau khi hoàn thiện sẽ giúp cho chính doanh nghiệp thay đổi từ mô hình sản xuất truyền thống thủ công sang sản xuất công nghiệp theo hướng xanh. Bao gồm mạng lưới vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn VietGap, hệ thống nhà xưởng với máy móc hiện đại, cùng không gian rộng rãi đảm bảo môi trường làm việc cho người khuyết tật, tự kỷ và phụ nữ yếu thế.

Mô hình liên kết vùng nguyên liệu (lúa nếp cái hoa vàng, tinh dầu bưởi, mía) theo tiêu chuẩn VietGap sẽ giúp cho các hộ nông dân tiếp cận được với các kỹ thuật canh tác xanh, chuẩn và đảm bảo chất lượng thay thế việc canh tác tự do, đặc biệt là các lao động nữ vì tại các hợp tác xã số lượng lao động nữ canh tác nhiều hơn lao động nam.

Tính bền vững của dự án sản xuất oản gạo theo hướng chuyển đổi xanh được đảm bảo nhờ vào các yếu tố kinh tế, môi trường, xã hội, công nghệ, quan hệ đối tác và trách nhiệm xã hội. Việc đầu tư vào sản xuất xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Dự án Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm “Oản Ngọc Ân” theo hướng chuyển đổi xanh được Ban Giám khảo đánh giá là một trong những dự án chuyển đổi xanh gắn với các giá trị nhân văn của cộng đồng, đặc biệt là cơ hội lao động dành cho người tự kỷ, khuyết tật và phụ nữ yếu thế.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khuyến cáo những việc cần làm sau bão

Khuyến cáo những việc cần làm sau bão

(LĐTĐ) Bão số 3 với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ; hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ. Để đảm bảo an toàn, người dân lưu ý các khuyến cáo sau.
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và nhân dân các tỉnh miền Bắc, trong đó có ngành Điện.
Chùm ảnh công nhân Điện lực miền Bắc trắng đêm khắc phục sự cố điện do bão Yagi

Chùm ảnh công nhân Điện lực miền Bắc trắng đêm khắc phục sự cố điện do bão Yagi

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), tại các tỉnh Bắc Bộ đã xảy ra rất nhiều sự cố lưới điện. Ngay khi gió lặng, những người thợ áo cam đã hối hả ra quân kiểm đếm thiệt hại, khoanh vùng sự cố, khẩn trương khôi phục lưới điện với mục tiêu cấp điện trở lại sớm nhất có thể, giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống sau cơn bão dữ.
Cận cảnh chung cư ở Thủ đô Hà Nội trong cơn bão số 3

Cận cảnh chung cư ở Thủ đô Hà Nội trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô Hà Nội chiều tối và đêm qua (7/9) đã gây thiệt hại không nhỏ cho cư dân một số chung cư ở Thủ đô. Nhiều hộ gia đình phải thức cả đêm vật lộn với việc di chuyển xe khỏi hầm ngập, tát nước và gạt nước đối phó với mưa lớn, gió giật mạnh.
Không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 mà không được giúp đỡ

Không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 mà không được giúp đỡ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố tiếp tục nắm bắt tình hình, không để người dân nào bị đói, bị rét; không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão mà không được giúp đỡ.
Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3

Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Sau bão số 3, theo thống kê, huyện Ứng Hòa không có thiệt hại về người do mưa bão. Tuy nhiên, có khoảng 50 cây xanh bị đổ, gây ảnh hưởng đến giao thông; về sản xuất nông nghiệp, ước khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ.
Phúc Thọ: Xử lý các tình huống do bão số 3 gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Phúc Thọ: Xử lý các tình huống do bão số 3 gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Sáng ngày 8/9, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện chia làm 3 đoàn đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Tin khác

Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

(LĐTĐ) Những ngày qua, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (cơ quan chịu trách nhiệm công bố các bản tin cảnh báo bão) sáng đèn suốt đêm. Cán bộ, nhân viên Trung tâm nhiều đêm liền thức trắng; những đôi mắt dán chặt vào màn hình máy tính để cập nhật diễn biến cơn bão số 3.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

(LĐTĐ) Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

(LĐTĐ) Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc gia đình.
Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2025 trở đi, những người có mức lương hưu thấp, và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu ở mức thỏa đáng, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ…
TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Vào khoảng 22 giờ 10 phút ngày 29/7, tại lò chợ chống bằng giá thủy lực dạng khung ZH1600/16/24 mức -110 vỉa 12 thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại (giai đoạn I), Công ty Than Hòn Gai - TKV, thành phố Hạ Long, nhóm công nhân gồm 5 người trong quá trình làm việc thì đột ngột xảy ra sự cố.
Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín thông tin, công tác kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động trên địa bàn luôn được chú trọng. Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện…
Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

(LĐTĐ) Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng (Hà Nội) nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá làm một số khu vực sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, cùng với sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định, lợi nhuận thấp ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nông dân. Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã có những giải pháp tổng thể nhằm khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị cao, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao đảm bảo phù hợp với quy hoạch, bền vững.
6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động