Tăng tốc hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

(LĐTĐ) Ứng dụng thành công công nghệ cao trong các dự án khởi nghiệp để hướng tới những mục tiêu có tính nhân văn cao, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của cộng đồng đang trở thành xu thế mà các nhà tạo lập doanh nghiệp Việt Nam phải tập trung nỗ lực đạt được để thành công.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo Hà Nội: Truyền cảm hứng cho thanh niên khởi nghiệp sáng tạo

Những bước tiến quan trọng

Từ khi triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Theo Quyết định số 844/QĐ-TTg) từ năm 2016 đến nay, Việt Nam từ hệ sinh thái khởi nghiệp kém năng động đã vươn lên vị trí thứ 3 về thu hút đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia (GII) đứng thứ 48/132 quốc gia, đứng đầu trong các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Tăng tốc hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
Các vị diễn giả thảo luận tại “Diễn đàn Khởi nghiệp 2022”.

Chia sẻ tại Diễn đàn Khởi nghiệp quốc gia 2022, ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đến hết năm 2021, đã ghi nhận hơn 1,5 tỷ USD đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, cao nhất từ trước đến nay. Trong 3 quý đầu năm 2022, Việt Nam thu hút gần 500 triệu USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ do bối cảnh kinh tế thế giới phức tạp. Trong hệ sinh thái, sự tham gia của các chủ thể ngày càng tích cực và tăng trưởng tốt về số lượng.

Cả nước hiện có khoảng 20 quỹ đầu tư khởi nghiệp tư nhân; hơn 1.000 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có hơn 200 không gian làm việc chung, 79 cơ sở ươm tạo, 29 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, 170 trường đại học, cao đẳng tổ chức hoạt động khởi nghiệp sáng tạo nhằm hỗ trợ khởi nghiệp lâu dài. Bên cạnh đó, Việt Nam có 30 làng công nghệ. Nhiều sản phẩm được trưng bày tại Diễn đàn Khởi nghiệp quốc gia 2022 là kết quả của sự hỗ trợ từ các làng công nghệ.

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trong đó khẳng định chỉ có đổi mới sáng tạo mới tạo ra giá trị mới, cách làm mới, hiệu quả mới, tiếp cận nhanh với tốc độ của cuộc cách mạng 4.0. Khái niệm đổi mới sáng tạo mở được doanh nghiệp, các đối tượng khởi nghiệp và các cơ quan chức năng tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở. Chính phủ giao Bộ Khoa học Công nghệ là đầu mối phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia và giao nhiệm vụ cho các cơ quan đoàn thể hỗ trợ từng đối tượng cũng như phát huy thế mạnh của mình đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.

Năm 2022, để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở, Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với các địa phương, các vùng tổ chức ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các hoạt động phát huy thế mạnh của địa phương, đưa ra sản phẩm đặc thù, phát triển xanh, bền vững cùng với ý tưởng của những người khởi nghiệp rất sáng tạo, gắn với vùng miền, xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của vùng.

Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã chứng tỏ được tiềm năng phát triển rất lớn. Mỗi đối tượng trong hệ sinh thái đó, từ doanh nghiệp khởi nghiệp, mạng lưới các nhà đầu tư đến các trường đại học, tổ chức ươm tạo… đều đã có những bước phát triển vượt bậc, số lượng và chất lượng ngày một nâng cao qua từng năm.

Bà Huỳnh Hồng Mai - Phó giám đốc Trung tâm sáng tạo và Ươm tạo, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết, Nguyễn Tất Thành là một trong những trường đại học đã tự chủ tài chính từ rất lâu, phương châm của nhà trường là gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp hiện nay không chỉ là nguồn lực kinh tế của quốc gia mà trong quá trình gắn kết, các doanh nghiệp cũng tham gia với Trường Nguyễn Tất Thành rất nhiều lĩnh vực. Doanh nghiệp không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn tham gia vào việc giảng dạy đào tạo, chúng tôi cũng đã có câu lạc bộ 1.000 doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước, trong đó, 500 người đã trở thành giảng viên doanh nhân…

Chia sẻ về việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lương Văn Long - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, Sở Khoa học Công nghệ luôn thấu hiểu những khó khăn, vướng mắc của những doanh nghiệp khởi nghiệp và luôn đau đáu tìm kiếm giải pháp để giải quyết những nút thắt. Vì vậy, Sở luôn lắng nghe những ý tưởng của học sinh từ các trường cấp 3 đến sinh viên các trường đại học, các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Có thể nói, Vĩnh Phúc là cái nôi của đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trở thành truyền thống của Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đi đầu trong thu hút đầu tư FDI. Lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ tỉnh cho rằng, các doanh nghiệp lớn là một trong những những nguồn lực hỗ trợ đổi mới sáng tạo.Với số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn, tỉnh Vĩnh Phúc đang có ý tưởng xây dựng Trung tâm ứng dụng đổi mới sáng tạo của tỉnh nhằm kêu gọi những ý tưởng của các sinh viên, doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc thuận lợi nhất, phát huy những ý tưởng, hoài bão của sinh viên.

Theo bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP), trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã nhận được tổng cộng 494 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm. Những con số ấn tượng này không chỉ chứng minh các tiềm năng của công ty khởi nghiệp Việt Nam mà còn thể hiện sự quan tâm to lớn mà các nhà đầu tư dành cho thị trường Việt Nam.

“Thanh niên là động lực chính cho sự thay đổi tích cực, họ có năng lượng, cam kết và những ý tưởng mới để tạo ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của đất nước và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Quan trọng hơn, thanh niên cũng là đại diện cho tương lai, do đó đầu tư vào thanh niên có nghĩa là đầu tư vào một tương lai tốt đẹp hơn”, bà Ramla Khalidi nói.

Có thể thấy, sự thay đổi và tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng tri thức, khoa học và công nghệ thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong đời sống, tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ cùng với những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ban, ngành nhằm đưa ra các chính sách, giải pháp cho cộng đồng, xã hội và thị trường sẽ là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo.

Hơn nữa, sự kết nối, hợp tác để làm chủ và ứng dụng thành công công nghệ cao trong các dự án khởi nghiệp, hướng tới những mục tiêu có tính nhân văn, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của cộng đồng đang trở thành xu thế mà các nhà tạo lập doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung nỗ lực đạt được để thành công./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng

Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với doanh thu 1.137,9 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2023; lợi nhuận sau thuế quý 3/2024 đạt 331,2 tỷ đồng, tăng mạnh 3.521,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần hợp nhất đạt của BCG đạt 3.238,1 tỷ đồng, tăng 14,3%; lợi nhuận sau thuế đạt 748,3 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Vietnam Airlines “bắt tay” với hai hãng hàng không hàng đầu thế giới tại Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất

Vietnam Airlines “bắt tay” với hai hãng hàng không hàng đầu thế giới tại Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE diễn ra tại Dubai, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác song phương (MoU) với hai hãng hàng không hàng đầu thế giới là Etihad Airways và Emirates.
Vinh danh Top 10 Công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2024

Vinh danh Top 10 Công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 24/10, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo VietNamNet tổ chức Lễ công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống - Bán lẻ - Tài chính - Bao bì năm 2024.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên

(LĐTĐ) Ngày 19/10, Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên (đóng tại Khu công nghiệp Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An) đã tổ chức chuỗi hoạt động vui chơi, giải trí sôi nổi cho đông đảo công nhân lao động nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập công ty (1/10/2009 -1/10/2024) và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực

Phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động sản xuất công nghiệp, công nghiệp chủ lực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực như chế biến, chế tạo trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều khởi sắc. Trong đó, các doanh nghiệp của Thủ đô đã phát huy được vai trò tiên phong; luôn chủ động, sáng tạo, tận dụng các cơ hội để tìm kiếm khách hàng và đổi mới công nghệ, thiết bị… Qua đó, góp phần tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.
VCCI lấy ý kiến liên quan đến các dự án luật về tài chính, thuế

VCCI lấy ý kiến liên quan đến các dự án luật về tài chính, thuế

(LĐTĐ) Ngày 17/10, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp cho Dự thảo Luật sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính soạn thảo.
Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững

Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững

(LĐTĐ) Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt, yếu tố then chốt được xác định chính là chuyển đổi số. Trong đó, hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt” cuối cùng, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia. Vì vậy, cần thúc đẩy triển khai hợp đồng điện tử an toàn, sẽ xây dựng được một hệ sinh thái số phát triển một cách bền vững.
Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Đặng Xá là một xã thuần nông nằm ven sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm. Với tiềm năng về phát triển các loại rau củ, quả an toàn, nhân dân trong xã đã tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Hội phụ nữ các cấp huyện Gia Lâm liên tục đào tạo nâng cao kỹ năng, hỗ trợ phụ nữ làm chủ mô hình kinh tế hợp tác xã, giải quyết lao động nông thôn.
Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức

Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức

(LĐTĐ) Thời điểm này, dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời; các nền kinh tế lớn liên tục điều chỉnh chính sách khiến các dòng vốn đầu tư dịch chuyển, cấu trúc đầu tư thương mại thay đổi. Thực tế này vừa đặt ra các nguy cơ, thách thức vừa mang đến thời cơ, vận hội mới cho các quốc gia, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam.
Tạo cơ hội đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

Tạo cơ hội đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

(LĐTĐ) Dự kiến năm 2024 Hà Nội sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 3,13 tỷ USD. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế, tài chính quan trọng của khu vực và cả nước mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Xem thêm
Phiên bản di động