Tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho nữ hộ sinh hiến tạng cứu 4 người
Hiến tạng cứu người: Lan tỏa thông điệp “cho đi là còn mãi” Bốn cuộc đời hồi sinh từ người cho chết não thứ 100 Cứu sống 8 người nhờ hai ca chết não hiến đa tạng |
Chị Lộ Thị Thùy Linh có nhiều năm công tác tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện E. Do mắc bệnh hiểm nghèo, ngày 7/3, chị Linh đột ngột ngừng tim, được đưa vào Bệnh viện E cấp cứu. Mặc dù các bác sĩ cứu chữa tích cực và tim đã đập trở lại, nhưng bệnh nhân trong tình trạng chết não.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao Kỷ niệm chương "Vì sức khoẻ nhân dân" cho thân nhân Thạc sĩ, nữ hộ sinh Lộ Thị Thuỳ Linh. |
Sau 3 lần đánh giá của Hội đồng chẩn đoán chết não, tổ tư vấn tiếp cận gia đình đề xuất hiến tạng của con gái. Theo chia sẻ của ông Lộ Mạnh Hởi (bố của chị Linh), khi con trai đề xuất hiến tạng của chị gái, ông thấy đây là một việc làm rất ý nghĩa, nên đã đồng ý.
Ngay sau đó, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và các bệnh viện như: Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Phổi Trung ương đã có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng trong việc lấy tạng và ghép tạng cho người bệnh.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, từ tạng hiến của chị Thùy Linh đã hồi sinh sự sống cho 4 người, trong đó, có một bệnh nhân được ghép tim và 2 bệnh nhân được ghép thận ở Bệnh viện Việt Đức, một bệnh nhân được ghép gan ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hiện tại, hai bệnh nhân ghép thận và một bệnh nhân ghép tim đã được ra viện.
Khi còn sống, chị Lộ Thị Thùy Linh đã đăng ký và nguyện hiến một phần cơ thể để cứu sống cho nhiều người bệnh đang cần được ghép tạng. Gia đình với truyền thống nhiều thế hệ đã và đang làm việc, đóng góp, cống hiến cho bệnh viện E nói riêng, ngành Y tế nói chung, cũng mong muốn thực hiện tâm nguyện đó của chị.
Xúc động trước nghĩa cử cao đẹp hiến tạng cứu người, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình Thạc sĩ, nữ hộ sinh Lộ Thị Thùy Linh và cho biết, đây là một gương điển hình về tấm lòng cao đẹp, lan toả trong xã hội về hình ảnh đẹp, thể hiện sự chia sẻ cao quý thân thể của mình để cứu sống người khác.
"Bộ Y tế đánh giá cao sự hy sinh và công hiến của người cán bộ y tế và truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho chị Lộ Thị Thùy Linh", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.
Thông qua chương trình này, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cũng kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế; các tầng lớp, giới chức xã hội, các tổ chức, cá nhân trong cả nước hãy hưởng ứng và tham gia đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não để giúp cứu chữa tận cùng những bệnh nhân suy mô, tạng đang mỏi mòn chờ được trao tặng sự sống.
Bộ trưởng cũng mong muốn, Bệnh viện E sớm phát triển và triển khai kỹ thuật ghép mô, tạng, bộ phận cơ thể người tại bệnh viện nhằm giúp cho nhiều người bệnh, được tiếp tục sống và cống hiến.
Hơn 10 năm qua, chỉ có 5 bệnh viện thực hiện kỹ thuật ghép tạng, đồng thời có chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến mô, bộ phần cơ thể người. Sau Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E là đơn vị thứ hai chưa từng ghép tạng nhưng đã triển khai thành công mô hình chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến tạng thành công với sự trợ giúp của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hựu cho biết, hiện tại, Bệnh viện E đã có đầy đủ các chuyên khoa để có thể thực hiện Đề án Ghép tạng. Cùng sự hỗ trợ về chuyên môn của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia và Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E hy vọng sớm phấn đấu thực hiện thành công ca ghép tạng trong thời gian tới.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho thấy, sau 32 năm Việt Nam thực hiện ca ghép tạng đầu tiên và 14 năm triển khai công tác lấy tạng từ người cho chết não, cả nước đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép mô, bộ phận cơ thể người. Trong đó ghép thận 6,764 ca, ghép gan 456 ca, ghép tim 65 ca, ghép thận - tụy 1 ca, ghép tim - phổi 1 ca, ghép phổi 9 ca, ghép chi trên 2 ca, ghép ruột 2 ca… Hiện, có gần 4.000 người trong danh sách chờ ghép, chủ yếu là bệnh nhân chờ ghép thận và gan. Như vậy nếu như có nguồn hiến tặng thích hợp sẽ có rất nhiều trường hợp suy tạng sẽ được cứu sống. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38