Hiến tạng cứu người: Lan tỏa thông điệp “cho đi là còn mãi”
Đây là những thông tin được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết tại Lễ truy tặng kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho bà Nguyễn Thị Hồng Hải và anh Đào Đức Lợi đã hiến tặng toàn bộ mô, tạng sau khi qua đời, do Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức chiều 11/12.
Gia đình 2 trường hợp hiến tặng mô, tạng nhận Kỷ niệm chương. |
Phát hiểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia cho biết: Trong hai tháng 9, 10, Trung tâm đã tiến hành điều phối tạng hiến của 2 trường hợp chết não, cứu sống nhiều người bệnh.
Trường hợp hiến tạng đầu tiên là anh Đào Đức Lợi gặp tai nạn bị chết não không thể qua khỏi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Bố của anh Lợi là ông Đào Đức Thắng (Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh) đã nén đau thương vượt qua rào cản hiến tạng con trai mình cho y học. Ông Thắng chia sẻ, tôi nuôi con 30 năm, cháu chưa giúp gì được cho đời đã ra đi sớm quá, vì thế tôi quyết hiến tặng cơ thể con cho y học để cứu giúp những người bệnh khác. Đây cũng chính là một cách giúp con góp phần nào đó cống hiến cho xã hội.
"Cũng có lời bàn ra tán vào phản đối việc tôi hiến tạng con cho y học. Thậm chí, có người còn nói tôi bán nội tạng của con, nhưng tôi vẫn kiên định, hiến tạng con cho y học, để cứu giúp những cuộc đời bệnh nhân khác. Bây giờ tôi cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái hơn, vì một phần cơ thể của cháu vẫn còn sống trong cuộc đời này', ông Lợi bày tỏ quan điểm.
Sau khi nhận được thông tin về trường hợp của anh Đào Đức Lợi, Trung tâm đã cử một kíp bác sĩ đón bệnh nhân về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và tiến hành lấy một tim, một gan, hai thận ghép tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 3 mạch máu và 5 gân gửi vào Ngân hàng mô của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 2 giác mạc chuyển về Bệnh viện Mắt Trung ương.
Trường hợp thứ hai là bà Nguyễn Thị Hồng Hải cũng bị chết não, con gái của bà đã xin ý kiến cả gia đình để quyết định hiến tặng mô, tạng của mẹ theo di nguyện của bà khi còn sống.
“Lúc còn sống, mẹ tôi đã có tâm nguyện rằng khi nào chết sẽ hiến tạng. Do vậy, khi mẹ gặp sự cố và rơi vào tình trạng chết não, tôi đã thực hiện theo di nguyện của mẹ. Lúc đầu, trong gia đình cũng có nhiều ý kiến khách nhau, nhiều người chưa đồng ý nên tôi phải động viên, thuyết phục”, con gái bà Hồng Hải chia sẻ.
Với trường hợp này, các bác sĩ tiến hành lấy phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chuyển về Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; gan, 2 thận, 3 mạch máu và 5 gân về Ngân hàng mô của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 2 giác mạc chuyển về Bệnh viện Mắt Trung ương.
Con gái bà bà Nguyễn Thị Hồng Hải mong muốn lan tỏa thông điệp "cho đi là còn mãi" . |
Tại lễ truy tặng kỷ niệm chương, Giám đốc Trung tâm điều phối Ghép tạng quốc gia Đồng Văn Hệ gửi lời chia buồn và tri ân sâu sắc đến gia đình bà Hải và ông Lợi đã quyết định hiến tặng mô, tạng của người thân mình để cứu thêm tính mạng nhiều người khác. Nghĩa cử cao đẹp này đã giúp nhiều người nhìn thấy ánh sáng, nhiều người hồi sinh nhờ tim, gan, thận hiến.
Phó Giáo sư Đồng Văn Hệ cũng cho biết, đây là 2 ca hiến ghép rất đặc biệt. Trong đó, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội lần đầu tiên triển khai công tác hồi sức não cho bà Nguyễn Thị Hồng Hải và thực hiện lấy tạng tại bệnh viện để chuyển tạng sang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Mắt Trung ương... Còn trường hợp của anh Đào Đức Lợi thì Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp và giúp đỡ rất nhiệt tình trong công tác hồi sức và vận chuyển bệnh nhân ra Bệnh viện Việt Đức.
"Tất cả những điều đó thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa các trung tâm y tế khu vực miền bắc. Điều này cho thấy vấn đề là cần phải tạo mạng lưới rộng khắp không chỉ ở miền bắc mà ở các trung tâm y tế của cả nước để cứu được nhiều người hơn nữa", Phó Giáo sư Đồng Văn Hệ cho biết thêm
Sau buổi lễ, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã phát động phong trào hiến tặng mô, tạng với sự đăng ký rất của rất đông sinh viên tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, tính đến đầu tháng 12 năm nay có hơn 62 nghìn người đăng ký hiến tặng mô, tạng trong cả nước, con số cao so với những năm trước. Đến nay, Việt Nam đã triển khai hơn 7.000 ca ghép tạng. Mặc dù chủ yếu nguồn tạng yếu chủ yếu từ hiến sống, nhưng nguồn từ người cho chết não cũng tăng lên với con số hơn 100 người. Riêng trong năm 2022, có hơn 10 người chết não hiến tạng. Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia bày tỏ quan điểm, con số này sẽ càng ngày càng tăng lên khi người dân gần đây đã hiểu hơn về hiến tặng mô, tạng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31