Thu nhập và 1m2 nhà!

(LĐTĐ) Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá một mét vuông đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!
Rà soát kỹ lưỡng các quy định về thu nhập được miễn thuế Căn cứ xác minh tài sản, thu nhập theo quy định mới nhất

Từ 1/7 khi thực hiện tăng lương cơ sở rất nhiều công chức, viên chức mừng vì cũng ít nhiều cải thiện được cuộc sống trong bối cảnh giá cả ngày càng leo thang, các chi phí cho nhu cầu cuộc sống ngày càng nhiều; đặc biệt khi Nhà nước đưa ra các chính sách về phát triển nhà ở xã hội. Lương đã tăng theo đúng lộ trình, nhà ở xã hội đa số vẫn “đang nằm” trên giấy… cũng thời điểm người lao động, nhất là những người có thu nhập trung bình khá đến thu nhập thấp mà chưa có nhà riêng như ngồi “trên lửa”, đơn giản bởi giá nhà, giá chung cư tăng quá cao.

Sau thời kỳ “đóng băng” trong năm 2023, do chờ Luật Đất đai (sửa đổi) cũng như các chỉ đạo của Chính phủ về giảm nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp bất động sản để nhường chỗ cho khu vực sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng ổn định, nền tài chính, tín dụng an toàn. Ai cũng mừng thầm, có lẽ giá bất động sản sẽ giảm sâu (nhà, đất), người lao động có thu nhập trung bình khá trở lên có cơ hội mua nhà. Nhưng không, giá không giảm như kỳ vọng, trái lại ngày một tăng. Từ chỗ những năm trước, trong các quận nội đô những chung cư được cho là cao cấp hay “gắn mác” cao cấp giá cũng chỉ dao động 30-45 triệu đồng/m2, các chung cư khác giá khoảng 25-30 triệu đồng/m2, nhưng giờ đây chẳng cần cao cấp hay “thấp cấp” cứ trong các quận nội thành, giá một mét vuông chung cư dao động 70-100 triệu đồng. Với mức giá “khủng khiếp” này, những người có thu nhập thấp, thu nhập khá (khoảng 20 triệu/tháng) không biết bao giờ có nhà!

Trở lại câu chuyện đứa em, quê Hà Tĩnh - miền Trung nắng gió. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đến nay đã sinh sống, làm việc ở Thủ đô được 10 năm. Lương, thu nhập trung bình khoảng gần 30 triệu/tháng. Thu nhập khoảng 30 triệu tháng có thể xếp vào loại trung bình khá, nhưng tính ra so với các khoản chi tiêu trong tháng cũng chẳng để ra được là bao. Cậu em kể, tiền thuê nhà và các chi phí điện nước, xăng xe tháng khoảng 5 triệu đồng, tiền ăn; các loại tiền liên quan đến cưới xin, ngoại giao và các chi phí khác khoảng 15 triệu/tháng. Chưa kể ốm đau, tiền gửi về quê biếu bố mẹ, mỗi tháng tằn tiện dư ra khoảng chục triệu. Một năm, dành dụm được tầm 150 triệu đồng. Với số tiền này, tính ra mua được… đúng 2m2 nhà chung cư! Đấy là cậu em làm ở doanh nghiệp, thu nhập còn tương đối khá, còn ngay như bản thân tôi và những viên chức làm các cơ quan hành chính sự nghiệp, ăn theo hệ số lương Nhà nước, mức thu nhập thấp hơn thì tính tiền tích lũy cả năm có khi chỉ mua được 1m2 nhà chung cư. Nghe có vẻ chua cay, nhưng đó là sự thật!

Nghe 1m2 chung cư giá lên đến 80 triệu đồng mà choáng, nên đành hỏi cậu em: “Chú học kinh tế, vậy anh hỏi giá chung cư tăng cao như hiện tại có phải là do giá đầu vào tăng?”. Cậu em trả lời, thực ra từ Tết Nguyên đán đến giờ giá đầu vào cũng không quá tăng đến nỗi làm giá chung cư tăng cao như hiện tại, cái chính là ở khâu “nghệ thuật” thổi giá dẫn đến hiệu ứng dây chuyền. “Xét ở góc độ quản lý, có lẽ Chính phủ nên chỉ đạo thanh tra chuyên ngành, Bộ Xây dựng tiến hành thanh, kiểm tra xem giá cả như thế có đúng không? Nếu cứ thả như thế vấn đề bất bình đẳng về nhà ở vẫn cứ diễn ra”- cậu em kiến nghị! Từ hôm nay (1/10) những người hưởng lương chuẩn bị được lĩnh, nhưng cứ nghĩ đến tiền lương tháng với 1m2 nhà chung cư lòng nôn nao buồn!

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tôn vinh 70 năm Giải phóng Thủ đô qua Lễ hội Áo dài Du lịch 2024

Tôn vinh 70 năm Giải phóng Thủ đô qua Lễ hội Áo dài Du lịch 2024

(LĐTĐ) Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội đã trở thành Lễ hội vào mỗi dịp tháng 10 hằng năm, với định hướng xây dựng một sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh của Thủ đô Hà Nội, điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”.
Vượt thách thức, tạo dựng chất lượng

Vượt thách thức, tạo dựng chất lượng

Gắn liền với 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cũng trải qua chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển. Để rồi vượt qua bao gian khó, ngành GD&ĐT Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, vun đắp trí tuệ, tạo dựng chất lượng giáo dục toàn diện.
Hội Người mù thành phố Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật “Tháng Mười, thu Hà Nội - Hi vọng, niềm tin”

Hội Người mù thành phố Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật “Tháng Mười, thu Hà Nội - Hi vọng, niềm tin”

(LĐTĐ) Hội Người mù thành phố Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật “Tháng Mười, thu Hà Nội - Hi vọng, niềm tin”; biểu dương “Người tốt, việc tốt”; trao giải các cuộc thi; tổng kết chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ khoa học LĐLĐ thành phố Hà Nội

Sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ khoa học LĐLĐ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 4/10, Câu lạc bộ Nữ khoa học Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức sinh hoạt quý III năm 2024. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy dự chương trình.
Cuộc thi Ảnh nghệ thuật 2024: Tôn vinh vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật 2024: Tôn vinh vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 4/10, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức Lễ khai mạc và trao giải thưởng Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Gia Lâm:  Nhiều công trình được gắn biển chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Gia Lâm: Nhiều công trình được gắn biển chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Huyện ủy- Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Gia Lâm vừa tổ chức khánh thành, gắn biển 2 công trình cấp Thành phố cho Trường Trung học phổ thông (THPT) Dương Xá, Trường Mầm non Sao Khuê và gắn biển công trình cấp huyện cho Trường Tiểu học Đại Hưng.
Ra mắt Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - công trình ý nghĩa chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

Ra mắt Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - công trình ý nghĩa chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Với việc xây dựng và ra mắt mô hình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”, Trường THCS Thạch Bàn (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đây cũng là địa chỉ giáo dục truyền thống, vun đắp cho các thế hệ học trò thêm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tin khác

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển phải có kết cấu hạ tầng hiện đại theo hướng đồng bộ, lan tỏa. Vì vậy, chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là quyết định mang tầm chiến lược.
Quyết định hợp lòng dân

Quyết định hợp lòng dân

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là sự kiện trọng đại của thành phố Hà Nội và đất nước. Chính vì thế, Thành phố đã có kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện này trên cơ sở thể hiện được tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
Chung tay bảo vệ trái đất

Chung tay bảo vệ trái đất

(LĐTĐ) Những nơi chưa bao giờ xảy ra mưa to, lũ như sa mạc thì chúng ta đã từng được chứng kiến tháng 4 năm nay Thủ đô Dubai thuộc các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) ngập mênh mông nước; Bắc California của Mỹ vốn địa hình cao thì vừa qua trải qua trận bão lũ mà theo mô tả của truyền thông “nghìn năm có một”; Thượng Hải của Trung Quốc tháng 9 này trải qua cơn bão mạnh nhất 75 năm qua. Các tỉnh miền Bắc nước ta cũng vừa hứng chịu cơn bão số 3 (bão Yagi) gây thiệt hại rất nhiều về người và của. Rõ ràng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp; thiên tai, địch họa ngày càng khó lường.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

(LĐTĐ) Đêm rằm năm nay, các cháu trong khu tôi ngơ ngác vì tổ dân phố không tổ chức “đêm hội trăng rằm”. Lý do, toàn dân, toàn quân hưởng ứng chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí để tập trung công tác khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng ý thức được tình người, “nghĩa đồng bào” trên tinh thần “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”- không tổ chức Trung thu cho các cháu để tưởng nhớ những nạn nhân, trong đó có các em nhỏ đã bị mất vì bão lũ.
Sức mạnh đại đoàn kết

Sức mạnh đại đoàn kết

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại nặng về người và của. Đặc biệt, hậu bão số 3, hoàn lưu bão gây ra tình trạng ngập lụt, lở đất tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và một số vùng của Thủ đô Hà Nội. Ngay lập tức, từ miền Nam đến miền Trung, thậm chí cả những địa phương bị bão tàn phá nặng nề như Quảng Ninh, Hải Phòng đâu đâu cũng hướng về đồng bào bão lũ.
Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

(LĐTĐ) Bão Yagi (bão số 3) càn quét các địa phương nơi tâm bão đi qua đã khủng khiếp, nhưng hoàn lưu bão còn để lại những hậu quả khủng khiếp hơn. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, toàn hệ thống chính trị đang dồn lực chống, khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3 gây ra.
Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) quét qua Thủ đô để lại hậu quả rất nặng nề. Trong đó, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Bão với sức gió giật cấp 11 khi tràn vào Hà Nội, các cây xanh bị, gãy đổ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, quan sát sự gãy, đổ của hệ thống cây xanh đô thị đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt công tác chăm sóc, bảo vệ, trồng mới cây.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.
Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đến thời điểm này đã đi được 80% quãng đường. Để hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra mà đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội những ngày đầu tháng 8/2024 đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của toàn hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên…
Xem thêm
Phiên bản di động