Thu kinh phí công đoàn ngày càng hiệu quả
Thúc đẩy hiệu quả công tác thu kinh phí công đoàn | |
Người sử dụng lao động: Phải công khai việc trích nộp kinh phí công đoàn | |
Tiếp tục đẩy mạnh thu kinh phí công đoàn |
Hiệu quả từ công tác phối hợp
Chương trình phối hợp công tác số 02/CTPH-LĐLĐ-CT giữa LĐLĐ và Cục Thuế Hà Nội được ký kết ngày 16/6/2015. Tháng 7/2016, hai cơ quan tiếp tục ban hành Kế hoạch số 41/KH-CT-LĐLĐ nhằm xây dựng cụ thể, chi tiết các nội dung để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến khen thưởng các tập thể có thành tích trong thực hiện Chương trình phối hợp công tác số 02 giữa LĐLĐ và Cục Thuế Thành phố. |
Thực hiện Chương trình, LĐLĐ và Cục thuế thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục Thuế và công đoàn cùng cấp ký chương trình phối hợp để triển khai thực hiện trên địa bàn địa phương, có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Hàng năm, hai bên tổ chức sơ kết và đề ra kế hoạch thực hiện cho năm tiếp theo.
Đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng cuối năm 2017 và năm 2018, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa cho biết: Được sự quan tâm của Tổng cục Thuế, Tổng LĐLĐ Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội, sự phối hợp chặt chẽ của LĐLĐ Thành phố với Cục Thuế Hà Nội, sự cố gắng, nỗ lực của Chi cục Thuế và công đoàn cùng cấp, Chương trình phối hợp công tác số 02 giữa LĐLĐ và Cục thuế Thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các nội dung phối hợp như công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện pháp luật Thuế và pháp luật Công đoàn; việc hỗ trợ, phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin để tăng cường công tác quản lý; Phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ trích, đóng kinh phí công đoàn… qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi để công tác thực hiện chính sách Thuế và thu kinh phí công đoàn tại cơ quan, đơn vị, đặc biệt doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước ngày càng đạt hiệu quả.
Cụ thể, công tác tuyên truyền được hai cơ quan phối hợp toàn diện và bài bản hơn. LĐLĐ Thành phố đã hệ thống, lựa chọn những nội dung cơ bản của Luật công đoàn và Nghị định 191/NĐ-CP để biên soạn tài liệu sử dụng thống nhất trong hệ thống công đoàn, cung cấp để Cục Thuế tuyên truyền, cụ thể là quy định về đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng kinh phí công đoàn và trách nhiệm chăm lo của công đoàn cấp trên cơ sở đối với người lao động của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện đóng kinh phí công đoàn theo đúng quy định của pháp luật.
Kết quả đã tuyên truyền cho gần 16.000 lượt doanh nghiệp, tăng 9,2% so với năm trước. Gần 900 lượt doanh nghiệp đã có phản hồi, điện thoại trực tiếp về LĐLĐ thành phố Hà Nội để được hướng dẫn đóng kinh phí công đoàn và thành lập công đoàn cơ sở.
Trong công tác phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin, định kỳ hàng quý, Cục thuế thành phố Hà Nội và các Chi cục thuế đã tổng hợp và cung cấp cho LĐLĐ cùng cấp về thông tin của người nộp thuế như đăng ký mới, vi phạm không đóng kinh phí công đoàn, ngừng hoạt động, giải thể trên địa bàn. Qua thông tin do cơ quan thuế cung cấp, các cấp công đoàn đã thu được kinh phí công đoàn tại 177 đơn vị, góp phần tích cực cho các cấp công đoàn Thành phố hoàn thành kế hoạch thu kinh phí công đoàn năm 2017, 2018.
Ngoài ra, hai bên cũng tích cực phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra đóng kinh phí công đoàn 6 tháng cuối năm 2017 và năm 2018, qua đó đã thu được của 828 doanh nghiệp với số tiền 17 tỷ 614 triệu đồng (tăng hơn 15 tỷ so với cùng kỳ); góp phần tích cực trong việc hỗ trợ LĐLĐ TP hoàn thành dự toán tài chính năm 2017 và năm 2018.
Cần tích cực và chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, LĐLĐ và Cục Thuế Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận, công tác phối hợp giữa hai bên vẫn còn những hạn chế. Đó là, một số đơn vị còn chưa chủ động trong công tác phối hợp và việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình phối hợp giữa hai cơ quan còn hạn chế.
Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định về chính sách thuế, luật công đoàn còn chưa có giải pháp tới từng người lao động để hiểu biết rõ quyền lợi tham gia của người lao động; các cuộc tập huấn chính sách của cơ quan thuế thường chỉ là đại diện doanh nghiệp hoặc bộ phận kế toán doanh nghiệp do vậy cán bộ phụ trách nhân sự của các doanh nghiệp thường ít tham gia vào các chương trình tuyên truyền này.
Vẫn tồn tại những doanh nghiệp cố tình không đóng, trích nộp Kinh phí công đoàn. Trong công tác trao đổi, cung cấp thông tin, do dữ liệu của cơ quan thuế gửi sang LĐLĐ các cấp liên quan tới toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn (thông tin về thành lập mới, nghỉ bỏ) nhưng chưa kết nối thông tin được với số lượng lao động, quy mô doanh nghiệp dẫn tới phía LĐLĐ gặp khó khăn trong việc phân loại và tiến hành đôn đốc rà soát các đối tượng phải nộp KPCĐ.
Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, LĐLĐ quận, huyện, thị xã và Chi cục thuế chưa có những giải pháp quyết liệt sau khi có kết luận kiểm tra của cơ quan thuế. Các doanh nghiệp sau thanh, kiểm tra của cơ quan thuế có dấu hiệu vi phạm về việc trích nộp kinh phí công đoàn chưa có chế tài để xử lý kịp thời. Một số biên bản kiểm tra của cơ quan thuế chỉ ghi nhận được đơn vị vi phạm đóng kinh phí công đoàn, chưa đánh giá được mức độ vi phạm của đơn vị nên khó khăn cho LĐLĐ trong việc đôn đốc, nhắc nhở v.v..
Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc thu kinh phí công đoàn cũng như ý nghĩa của việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành Thuế và tổ chức công đoàn trong thực hiện công tác này.
Trăn trở với những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác phối hợp giữa hai bên nói chung, công tác thu kinh phí công đoàn nói riêng, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến chỉ đạo, trong thời gian tới, các cấp công đoàn và ngành Thuế Thành phố cần tiếp tục chủ động, tích cực, triển khai chương trình phối hợp một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa.
Trước hết, hai bên cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ thuế, thu kinh phí công đoàn cho các doanh nghiệp. Cụ thể, các cấp công đoàn cần phải biên soạn tài liệu tuyên truyền về Nghị định 191 và các quy định của pháp luật liên quan kinh phí, đoàn phí công đoàn một cách ngắn gọn, xúc tích, dịch ra các tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc để gửi tới các doanh nghiệp FDI qua email. Công tác trao đổi dữ liệu giữa Cục thuế và LĐLĐ các cấp cần sát sao, thường xuyên hơn.
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu LĐLĐ các quận huyện, thị xã cần chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền đồng cấp tổ chức các buổi đối thoại với doanh nghiệp về chính sách thuế, BHXH, kinh phí, đoàn phí công đoàn đồng thời đề xuất với cấp ủy, chính quyền cùng cấp thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra gắn liền với hậu kiểm việc thực hiện pháp luật lao động, nhất là thực hiện việc đóng BHXH, nộp đoàn phí, kinh phí công đoàn của các doanh nghiệp.
LĐLĐ các quận, huyện, thị xã cũng cần tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương tổ chức, hoặc tự đứng ra tổ chức các hoạt động vinh danh, khen thưởng doanh nghiệp vì người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế, kinh phí, đoàn phí công đoàn.
Đối với ngành Thuế, Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến mong muốn, Cục Thuế và các Chi cục Thuế tiếp tục cung cấp thông tin đầy đủ, kỹ lưỡng hơn về tình trạng doanh nghiệp, nhất là thông tin về doanh nghiệp nợ BHXH, nợ kinh phí, đoàn phí cho tổ chức công đoàn.
“Tổ chức công đoàn và ngành Thuế các cấp cần phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, khắc phục những tồn tại, hạn chế tiếp tục chủ động, tích cực, sáng tạo, để thực hiện thắng lợi chương trình phối hợp trong những năm tiếp theo, góp phần thúc đẩy hiệu quả việc thực hiện chính sách thuế và thu kinh phí công đoàn trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp”- Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến đề nghị.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50