Thị xã Sơn Tây: Phát huy sức bật từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”
Hiệu quả từ chương trình “mỗi xã một sản phẩm” Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Sức bật trong xây dựng nông thôn mới |
Nâng giá trị nông sản
Làng cổ ở Đường Lâm không chỉ nổi tiếng bởi các di tích lịch sử, văn hóa mà còn được biết đến bởi nhiều đặc sản như: Gà Mía, kẹo lạc, chè lam, tương, bánh gai được rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn mua về làm quà mỗi khi tới thăm Đường Lâm. Anh Cao Văn Hiền, chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo Hiền Bao (xã Đường Lâm) cho biết, hiện trung bình mỗi tháng gia đình anh làm ra khoảng 1,5 tấn kẹo các loại, tạo công ăn việc làm ổn định cho một số người dân địa phương với mức thu nhập từ 4 – 5 triệu đồng/ người/ tháng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, gia đình anh mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc, trang thiết bị đóng gói…. Đến nay, thương hiệu bánh kẹo Hiền Bao do gia đình anh sản xuất đã đứng vững trên thị trường, có mặt không chỉ ở các cửa hàng trên địa bàn mà còn đến các tỉnh, thành lân cận.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” góp phần nâng giá trị nông sản. |
Vừa qua, sản phẩm kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng trắng, kẹo vừng đen, kẹo gạo lứt của gia đình anh đã được công nhận là sản phẩm OCOP là minh chứng khẳng định về chất lượng để sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến và lựa chọn.
Cùng với Đường Lâm, xã Kim Sơn là một trong những địa phương triển khai chương trình OCOP một cách hiệu quả với sản phẩm mật ong Kim Sơn. Sản phẩm này cũng đã được chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2020. Theo đó, nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Kim Sơn có từ khoảng năm 1984, nhưng chỉ dừng lại ở góc độ hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ, tự phát.
Năm 2007, các hộ nuôi ong Kim Sơn đã thành lập câu lạc bộ nuôi ong lấy mật với 11 thành viên. Cũng từ nền tảng này, nghề nuôi ong ở Kim Sơn phát triển mạnh, câu lạc bộ có thêm hàng chục hộ thành viên. Nhằm liên kết chặt chẽ hơn nữa để cùng hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, tháng 3/2018, Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn được thành lập với 30 hộ thành viên.
Hiện nay trung bình mỗi hộ thành viên của tổ nuôi từ 80 đến 200 đàn. Có những thành viên mở rộng quy mô lên đến 500-600 đàn. Sản lượng mật bình quân hàng năm của các hộ nuôi ong đạt khoảng 40.000 lít mật, ngoài doanh thu từ khai thác mật các hộ còn tập trung nhân đàn, tách đàn bán giống, bán phấn hoa và các sản phẩm khác mang lại nguồn thu nhập thường xuyên từ 150.000.000 - 800.000.000 đồng/hộ/năm trở lên.
Khai thác tốt lợi thế, chính quyền địa phương đã chọn mật ong Kim Sơn để hỗ trợ phát triển trong Chương trình OCOP, xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Mật ong Kim Sơn”; hỗ trợ tem nhãn cho sản phẩm; tập huấn, hướng dẫn các hộ nuôi ong sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, mở rộng nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn…
Tương tự, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nông Thủy Sản Thuần Việt có địa chỉ tại khu Đồng Cát (xã Sơn Đông) là một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai chương trình OCOP với nhiều sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao.
Hiện công ty có 5 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên gồm: Rượu đông trùng hạ thảo đại toàn bổ dưỡng 4 sao, mật ong đông trùng hạ thảo 4 sao, cúc hoa trà 4 sao và hoa y viên thực dưỡng 3 sao, chả cá của Thuần Việt đạt 3 sao. Được biết, đây là kênh tiêu thụ lâu dài, tạo động lực cho nông dân địa phương tăng cường sản xuất, nâng cao thu nhập.
Nâng cao đời sống người dân
Nhằm hỗ trợ quảng bá tiêu thụ các sản phẩm OCOP, thị xã Sơn Tây đã lựa chọn 3 điểm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn tại các địa điểm: Khu vực Đền Và - phường Trung Hưng; khu vực chùa Khai Nguyên - xã Sơn Đông và khu vực cổng làng Mông Phụ - xã Đường Lâm.
Trong đó điểm bán và giới thiệu sản phẩm tại khu vực cổng làng Mông Phụ đã đi vào hoạt động từ tháng 10/2020 góp phần thiết lập chuỗi cung ứng hàng hóa chất lượng cao phục vụ người dân; tạo cơ hội kết nối doanh nghiệp và khách hàng.
Thời gian qua thị xã Sơn Tây đã có nhiều cách làm hay trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp và sản phẩm làng nghề đặc trưng. |
Đáng chú ý, hàng hóa bày bán tại đây đều là các sản phẩm đều đạt thứ hạng từ 3 sao trở lên, các sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố và khu vực, các sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương. Việc làm này được coi là phương thức đảm bảo, kết nối người tiêu dùng trong nhận diện chất lượng từng loại sản phẩm OCOP.
Thông qua điểm bán và giới thiệu sản phẩm, các sản phẩm OCOP của Hà Nội nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, làm cơ sở để các hợp tác xã, các doanh nghiệp, các đơn vị và bà con nông dân tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Năm 2020, thị xã Sơn Tây tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố, tổ chức thẩm định, đánh giá, phân hạng các sản phẩm dự thi chương trình OCOP theo các tiêu chí như: Sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị; chất lượng sản phẩm… Kết quả thị xã Sơn Tây đã có thêm 29 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 -4 sao.
Đó là các sản phẩm: Mật ong Kim Sơn (chủ thể sản xuất: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn, xã Kim Sơn); giò bò (Cơ sở giò chả Thành Quế, phường Quang Trung ); kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng trắng, kẹo vừng đen, kẹo gạo lứt (Cơ sở bánh kẹo truyền thống Hiền Bao, xã Đường Lâm); cúc hoa trà, khoai viên thực dưỡng, mật ong đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo đại toàn bổ dưỡng tửu (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nông thủy sản Thuần Việt, xã Sơn Đông); miến dong Văn Hóa (Hộ kinh doanh Phạm Văn Hóa, xã Cổ Đông); bánh tẻ Phú Nhi (Cơ sở sản xuất Phạm Thị Bình, phường Phú Thịnh)...
Sau khi đánh giá, phân hạng sản phẩm, thị xã Sơn Tây tiếp tục xây dựng các chương trình, kế hoạch để quảng bá, giới thiệu rộng rãi trên địa bàn cả nước, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP của địa phương.
Với cách làm bài bản, sáng tạo, đến nay, thị xã Sơn Tây phát triển được nhiều nông sản, sản phẩm làng nghề chất lượng cao, được thị trường đón nhận. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” không chỉ mang ý nghĩa về phát triển sản xuất mà còn giúp các địa phương giải quyết những vấn đề quan trọng trong giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết kinh tế cộng đồng bền vững.
Đây được coi là hướng đi đúng trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường và quan trọng nhất là nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần tích cực trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32