Hiệu quả từ chương trình “mỗi xã một sản phẩm”
Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp | |
Gắn kết cung - cầu các sản phẩm chất lượng |
Vượt qua thách thức…
Số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, hiện cả nước có trên 5.400 làng nghề với khoảng 1.864 làng nghề truyền thống, 115 nghề truyền thống đã được công nhận. Trong đó, Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước khi có đến 1.350 làng nghề và làng có nghề, 305 làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống, thuộc 23 quận, huyện và thị xã (chiếm 60% tổng số làng nghề của cả nước).
Các sản phẩm của làng nghề rất đa dạng, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như: Sản phẩm may mặc, gốm sứ, dệt, đồ gỗ, cơ khí và chế biến nông sản thực phẩm...
Theo tính toán, tổng doanh thu trung bình một năm của 305 làng nghề truyền thống và các làng có nghề ở Hà Nội năm 2018 đạt trên 20.000 tỷ đồng. Trong đó, một số làng nghề thủ công mỹ nghệ đã tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động, đồng thời đạt doanh thu cao như: Làng nghề sơn son thếp vàng, tạc tượng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) đạt 2.850 tỷ đồng; làng nghề mộc Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) đạt gần 1.000 tỷ đồng; làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) đạt gần 2.000 tỷ đồng…
Nâng cao giá trị thương hiệu làng nghề từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. (Ảnh Đ.Đ) |
Từ số liệu trên cho thấy, giá trị thực tế mà các làng nghề truyền thống đã và đang mang lại cho người dân Thủ đô là không nhỏ. Tuy nhiên, theo ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, thì công tác phát triển nghề và làng nghề của Hà Nội hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Thực tế cho thấy, hiện hầu hết doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn Hà Nội đều có hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp phải không ít những khó khăn, như: Thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc...
Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của các làng nghề truyền thống vẫn còn thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hoá, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Trong khi đó, một số sản phẩm truyền thống đang có dấu hiệu bị mai một, suy giảm. Hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng ở các làng nghề đang xuống cấp, hoặc chưa đồng bộ, môi trường làng nghề bị ô nhiễm, chưa có biện pháp khắc phục...
Các cơ sở sản xuất chủ yếu là hộ kinh doanh gia đình, vì vậy ít quan tâm tới việc tổ chức kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của nghề và làng nghề dẫn tới khả năng cạnh tranh không cao. Đặc biệt là chưa gây được ấn tượng sâu sắc và thu hút khách trở lại tham quan du lịch.
Mặc dù, sau gần 7 năm, Uỷ ban Nhân dân Thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã chỉ ra danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, trong đó có 17 dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch. Thế nhưng đến nay, mới chỉ có 2/17 làng nghề truyền thống áp dụng được mô hình phát triển làng nghề truyền thống, di tích văn hóa gắn với du lịch nổi tiếng và thành công, nổi bật là làng nghề gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc. Trong khi đó, 15 làng nghề truyền thống còn lại hiện vẫn chưa thực hiện, hoặc vẫn còn loay hoay tìm hướng đi riêng...
Nâng cao giá trị thương hiệu
Xác định được những khó khăn, thách thức cũng như lợi thế từ các làng nghề, sản phẩm làng nghề mang lại. Nhiều năm qua, cùng với việc đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thành phố Hà Nội đã có những hỗ trợ nhằm gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống. Trong đó, để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị bền vững, thì trọng tâm là việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế của từng địa phương.
Cụ thể, thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện đề án Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” với mục tiêu: Chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm làng nghề, nông nghiệp hiện có; xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm của thành phố gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm; triển khai thực hiện từ 10 đến 20 làng văn hóa, làng nghề du lịch…
Để hiện thực hóa mục tiêu này, từ năm 2017, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cụ thể hóa chủ trương của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố và đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp thông tin, số liệu về làng nghề, sản phẩm địa phương, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển sản phẩm để phục vụ cho việc xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm” thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030.
Đề án ngay lập tức được các cấp, các ngành triển khai mạnh mẽ. Trong đó, nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề đã và đang được tiếp cận với những cơ chế hỗ trợ của thành phố từ đề án “Mỗi xã một sản phẩm”. Chỉ trong một thời gian ngắn triển khai, đề án đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng, chất lượng, nhiều làng nghề như lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, gốm sứ Bát Tràng…đã khẳng định thương hiệu và xuất hiện rộng rãi trên thị trường.
Hiệu quả là vậy, tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những cơ hội thì việc phát triển các làng nghề ở Hà Nội cũng gặp không ít thách thức. Để làng nghề có thể phát triển, đem lại đời sống kinh tế ổn định cho người dân, cũng như để chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đạt hiệu quả tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần, trong thời kỳ hội nhập bên cạnh việc thành phố Hà Nội có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ làng nghề được công nhận theo tiêu chuẩn về đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, thì cần chú trọng đầu tư có trọng điểm, tránh giàn trải.
Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” mà thành phố Hà Nội đang triển khai đã và đang cho thấy những tín hiệu tích cực, đặc biệt, chương trình đã hỗ trợ bổ khuyết vào những khâu mà nghệ nhân làng nghề còn yếu, để vực dậy số làng nghề gặp khó khăn, gồm cả làng nghề nói chung, làng nghề truyền thống nói riêng…Đặc biệt, việc liên kết sản xuất - thiết kế - tiêu thụ sẽ giúp khắc phục các nhược điểm của làng nghề, qua đó, không chỉ bảo tồn được các giá trị văn hóa đặc sắc tại các làng nghề, mà giá trị thương hiệu của các sản phẩm làng nghề cũng được nâng lên và phát triển một cách bền vững.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28