Thi THPT quốc gia: Bí quyết “ăn” điểm môn toán, ngoại ngữ

Ngày 1.7, thí sinh cả nước sẽ bước vào ngày thi đầu tiên với 2 môn toán, ngoại ngữ. Để tránh bị mất điểm “oan” ở 2 môn thi đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt này, thí sinh nên cẩn trọng từng chi tiết.
thi thpt quoc gia bi quyet an diem mon toan ngoai ngu Thi THPT quốc gia 2016: Thí sinh được quyền điều chỉnh sai sót
thi thpt quoc gia bi quyet an diem mon toan ngoai ngu Kỳ thi THPT quốc gia 2016: Sẵn sàng trước giờ G
thi thpt quoc gia bi quyet an diem mon toan ngoai ngu Lễ ra quân tiếp sức mùa thi THPT năm 2016 tại Thanh Hoá
thi thpt quoc gia bi quyet an diem mon toan ngoai ngu Thi THPT quốc gia 2016: Hà Nội có 104 điểm thi

Càng chi tiết càng tốt

Đó là lời khuyên của thầy Đặng Việt Hùng – giáo viên môn toán, trường học trực tuyến moon.vn đối với thí sinh (TS) khi làm bài thi môn toán. Là môn thi bắt buộc đối với tất cả TS tham dự kỳ thi THPT quốc gia, môn toán có thời gian làm bài thi là 180 phút. TS sẽ bắt đầu nhận đề thi vào lúc 7 giờ 25 phút sáng 1.7 và bắt đầu làm bài thi từ 7 giờ 30 phút.

thi thpt quoc gia bi quyet an diem mon toan ngoai ngu
Thí sinh nghe phổ biến quy chế thi tại Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 30.6. Ảnh: Tùng Anh 

Đối với môn thi này, thầy Hùng đặc biệt lưu ý, ngay từ khi bắt đầu nhận đề phải đọc thật kỹ để nắm bắt hết tất cả những ý mà đề thi yêu cầu. Đối với bài có nhiều ý, TS nên tách và giải quyết từng ý để người chấm có thể cho điểm chi tiết và chuẩn hơn.

7 phòng thi có 1 thanh tra Ngày 30.6, Chánh thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết, cả nước có 134 đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi THPT quốc gia 2016. Trong đó, 120 đoàn thanh tra ở cụm thi và 14 đoàn thanh tra lưu động của Bộ GDĐT. Như vậy, cứ 7 phòng thi sẽ có 1 cán bộ thanh tra giám sát thi. Ngoài việc giám sát, kịp thời nhắc nhở cán bộ coi thi, trật tự, công an, nhân viên y tế, thanh tra sẽ lập biên bản nếu các đối tượng trên vi phạm quy chế. Trong trường hượp thanh tra bắt gặp thí sinh vi phạm quy chế, lực lượng này có quyền yêu cầu cán bộ coi thi lập biên bản thí sinh”.

“Một lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng là các em tuyệt đối phải viết cùng 1 màu mực (trừ vẽ hình tròn có thể dùng bút chì), không dùng bút xóa, không để nhiều khoảng trống giữa các dòng, như vậy sẽ giống như bài thi bị “đánh dấu”. Đối với các hình vẽ, cố gắng bố trí làm sao rơi vào mặt 2, 3, của tờ giấy thi để khi trình bày cho thuận lợi, tránh việc lật trang xem hình để làm” – thầy Hùng nói.

Đối với các câu phương trình Logarit cần chú ý đến điều kiện sau khi tìm được nghiệm. Sau khi tìm được nghiệm phải đối chiếu lại, nhớ là phải có kết luận khi làm bài xong. Theo thầy Hùng: “Ngoài ra, các em nên làm theo trình tự từ dễ đến khó. Khi nhận đề đừng quan tâm mấy câu cuối làm gì, các em nên lấy tờ giấy nháp che đoạn cuối tờ đề lại, cứ phấn đấu trong vòng 60 phút làm xong 5, 6 câu nhẹ nhàng để ăn điểm đã. Tâm lý thoải mái là các câu còn lại “diệt” đơn giản lắm”.

Đối với môn thi tiếng Anh, thời gian làm bài thi rất ngắn (90 phút), chính vì vậy, việc tập trung cao độ vào bài thi là rất cần thiết. Cô Nguyễn Thị Hòa – giáo viên tiếng Anh tại TP. Thái Bình chia sẻ “mẹo” làm phần trắc nghiệm tốt nhất.

Theo cô Hòa, sau khi nhận đề, TS nên đọc lướt 1 lần sau đó chọn phần nào cảm thấy dễ, chắc chắn nhất làm trước. Nên làm theo từng phần để tránh bị sót câu, câu nào chưa làm được thì khoanh lại đó, sau khi hoàn thành các câu khác sẽ quay lại.

“Đối với các câu chưa chắc chắn có câu trả lời nên làm theo phương pháp loại suy, bỏ những phương án sai hoàn toàn và xem xét kỹ những câu còn lại. Các đáp án trong dạng câu trắc nghiệm thường rơi vào 3 nhóm- đáp án đúng (chỉ có 1), đáp an sai hoàn toàn (có 1 và dễ xác định); đáp án đánh lạc hướng (có 2 hoặc hơn). Nắm được quy luật này, những câu “hóc” sẽ dễ dàng được “phá” – cô Hòa khuyên.

50% thành công nhờ... bình tĩnh

Chuẩn bị tâm lý tốt trước và trong phòng thi cũng là yếu tố quyết định 50% thành công của bài thi.

Thầy Trần Trung Hiếu – giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu cho rằng, sau một thời gian ôn thi, những ngày cuối, các em thường rơi vào trạng thái lo lắng, hồi hộp và mệt mỏi. Thậm chí có em bỗng dưng cảm thấy quên hết kiến thức và hoảng sợ. Các em đừng lo, đó là biểu hiện của sự “bão hòa” về kiến thức khi bộ nhớ đã “đầy”. Lúc căng thẳng, các em nên tìm những giải pháp thư giãn hợp lý như đi bộ, dạo chơi, vận động cơ thể… để giảm stress.

“Trước khi vào phòng thi, TS không nên ngồi “tụng” 1 mình, cũng không nên cố tình mở tài liệu để ôn lại. Cần giữ trạng thái thật bình tĩnh, yên tâm bước vào phòng thi. Khi đọc đề nếu cảm thấy quá khó cũng không nên hốt hoảng. Hít thở và điềm tĩnh đọc lại thật kỹ sau đó mới bắt tay vào làm” – thầy Hiếu nói.

Tương tự, thầy Hùng cũng khuyên, buổi tối trước hôm thi, không nên ngủ quá muộn, nên ngủ sớm và dậy sớm để tinh thần thoải mái, không ăn đồ ngọt, những thứ lạ để tránh trường hợp đau bụng, buổi sáng nên ăn cơm cho chắc bụng, hoặc ăn phở cũng tốt. Buổi trưa theo thầy không nên ngủ vì với thời tiết này, sau khi dậy sẽ rất dễ mệt. Nên uống chút nước trắng trước lúc thi để tinh thần thoải mái hơn. 

Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

(LĐTĐ) Năm 2024, giá vàng biến động lớn, có những lúc, giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng. Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Nhưng thực tế, sau 7 phiên đấu thầu kể từ ngày 23/4, giá vàng vẫn đi lên bất chấp diễn biến thế giới, trái ngược với lý thuyết.
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ gia đình hiếm muộn

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ gia đình hiếm muộn

(LĐTĐ) Sáng 19/5, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tổ chức Lễ Tổng kết chương trình “Tuần Lễ Vàng” 2024 và Kỷ niệm 15 năm thành lập Bệnh viện (2009 - 2024) với chủ đề "Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn”.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, với mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; Tổ chức các hoạt động chăm sóc, khám sức khỏe định kỳ, thăm hỏi, động viên đoàn viên, công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Đó là một trong những nội dung chính được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội phát động đến các Công đoàn cơ sở trong Tháng Công Nhân năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ

TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ

(LĐTĐ) Các cấp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động thiết thực, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội: Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội: Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội cho biết, trong Tháng Công nhân năm 2024, Công đoàn ngành tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, hướng về đoàn viên, người lao động, qua đó góp phần quan tâm, chăm lo cho đoàn viên, người lao động và nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.
Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là công trình đặc biệt ý nghĩa, dành nhiều tâm huyết, tình cảm của đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Khuê (thuộc LĐLĐ quận Long Biên) dâng lên Bác kính yêu nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật của Người (19/5/1890 - 19/5/2024).
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Trần Thị Diệu Thúy được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin khác

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp…
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục (trong đó có nhà giáo).
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Tọa đàm.
Công bố quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2

Công bố quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2

(LĐTĐ) Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ 2 (quận Ba Đình) được thành lập trên cơ sở tách Trường THCS Giảng Võ để hướng tới xây dựng trường chất lượng cao.
Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

(LĐTĐ) Hai ký túc xá ở Khánh Hòa được đầu tư hơn 140 tỷ đồng nhằm đáp ứng chỗ ở cho cả ngàn sinh viên nhưng lại bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.
Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo

Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Được giao trọng trách chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhận thức rõ đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng là cơ hội để những trăn trở, mong mỏi về nghề nghiệp nhà giáo sẽ được giải quyết trên một nền tảng vững chắc, đó là Luật.
Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập: Áp lực khi tỷ lệ “chọi” tăng cao

Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập: Áp lực khi tỷ lệ “chọi” tăng cao

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường. Trong đó, một số trường khu vực nội thành có tỷ lệ chọi tăng cao khiến nhiều học sinh, phụ huynh lo lắng.
Quận Ba Đình: Hơn 3.500 học sinh lớp 9 tham gia khảo sát chất lượng

Quận Ba Đình: Hơn 3.500 học sinh lớp 9 tham gia khảo sát chất lượng

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 15 - 16/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình tổ chức khảo sát chất lượng học sinh lớp 9 các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh theo đề chung toàn quận.
Xem thêm
Phiên bản di động