Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo

Được giao trọng trách chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhận thức rõ đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng là cơ hội để những trăn trở, mong mỏi về nghề nghiệp nhà giáo sẽ được giải quyết trên một nền tảng vững chắc, đó là Luật.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội Đề xuất bổ sung thêm 2 chế độ bảo hiểm cho người lao động thất nghiệp Tạo cơ chế đặc thù, đột phá để phát triển văn hóa Thủ đô

Ngành Giáo dục coi phát triển lực lượng nhà giáo là một trong những giải pháp trọng tâm, đột phá. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo. Dự án Luật Nhà giáo được Chính phủ đồng ý xây dựng, Quốc hội đồng ý đưa vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh đã trở thành bước đột phá và mang lại ý nghĩa động viên to lớn với hàng triệu nhà giáo trong cả nước.

Được giao trọng trách chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT nhận thức rõ đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng là cơ hội để những những trăn trở, mong mỏi về nghề nghiệp nhà giáo sẽ được giải quyết trên một nền tảng vững chắc, đó là Luật. Sau một thời gian tiến hành soạn thảo với nhiều công việc, quy trình phức tạp, nội dung mới khó, ngày 13/5/2024, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo Luật Nhà giáo để lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận xã hội.

Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục (trong đó có nhà giáo).

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, việc xây dựng luật được thực hiện gồm 2 bước: Lập đề nghị xây dựng luật và soạn thảo Luật. Bộ GD&ĐT đã thực hiện các bước nêu trên đúng quy định, đồng thời có sự chủ động chuẩn bị nghiên cứu các cơ sở pháp lý và kinh nghiệm quốc tế trước khi tiến hành lập đề nghị xây dựng Luật.

Từ năm 2018 đến 2021, Bộ GD&ĐT đã tiến hành triển khai các nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, tổ chức các khảo sát trong nước và quốc tế, huy động đội ngũ chuyên gia trong và ngoài ngành phục vụ đề xuất xây dựng Luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong năm 2022 - 2023, căn cứ quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD&ĐT đã triển khai quy trình lập đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo.

Tháng 7/2023, tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7/7/2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2023 của Chính phủ, Chính phủ đã thống nhất thông qua đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo với 5 chính sách, bao gồm: Định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.

Ngày 22/4/2024, Tổng Thư ký Quốc hội có Thông báo số 3525/TB-TTKQH kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề xuất bổ sung Luật Nhà giáo vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024.

Trong năm 2023, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hơn 100 cuộc họp chuyên môn, hội thảo xin ý kiến chuyên gia trong và ngoài ngành với các quy mô khác nhau; tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của 547.786 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và giáo dục nghề nghiệp để phục vụ phân tích, đánh giá để phục vụ hoàn thiện các chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo

Bộ GD&ĐT xác định việc đề xuất việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong giai đoạn từ 2021 - 2025. Vì vậy, việc chuẩn bị đề xuất xây dựng luật đã được chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng, tạo cơ sở bước đầu quan trọng để xây dựng Luật.

Bộ GD&ĐT cũng xác định đây là cơ hội để tiếp tục có cơ sở pháp lý cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo, nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với ngành. Luật Nhà giáo cần có đủ yếu tố mới, mạnh mẽ không phải chỉ quản lý nhà giáo mà là phát triển nhà giáo - một trong 3 mục tiêu đột phá chiến lược để phát triển đất nước.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng ngày 20/2 sẽ tăng khoảng 300 đồng/lít?

Giá xăng ngày 20/2 sẽ tăng khoảng 300 đồng/lít?

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày mai (20/2), theo giới phân tích, giá xăng dầu có thể được điều chỉnh tăng nhẹ. Trong đó, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 sẽ được điều chỉnh tăng nhẹ trong khoảng 200 - 280 đồng/lít. Nếu đúng như dự đoán, giá xăng sẽ có lần thứ 2 liên tiếp được điều chỉnh tăng trong tháng 2/2025.
Thanh Trì: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Thanh Trì: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì khoá XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các đại biểu đã được thông qua Tờ trình về việc xây dựng Đề án hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy, sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện.
Xây dựng kịch bản tăng trưởng điện cao hơn so với Quy hoạch điện VIII

Xây dựng kịch bản tăng trưởng điện cao hơn so với Quy hoạch điện VIII

Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội đạt 8% trở lên theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, thì việc đảm bảo quy mô nguồn điện phải tăng trưởng gấp 2,5 - 3 lần công suất hiện tại. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đưa ra tại Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chính Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương tổ chức.
Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt cho phát triển khoa học, công nghệ

Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt cho phát triển khoa học, công nghệ

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 19/2, có 454/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD

Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD

Sáng 19/2, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 96,86% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV

Sáng 19/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Triệu tập tài xế ô tô kéo lê xe máy trên cầu Vĩnh Tuy

Triệu tập tài xế ô tô kéo lê xe máy trên cầu Vĩnh Tuy

Ngày 19/2, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 5 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) cho biết đã triệu tập tài xế điều khiển xe ô tô Mazda CX-5 kéo lê xe máy trên cầu Vĩnh Tuy chiều 18/2.

Tin khác

Quy định mới về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học

Quy định mới về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 04/2025/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, thay thế cho các Thông tư liên quan về kiểm định chương trình đào tạo đại học hiện hành.
Tăng cường, bồi dưỡng tập huấn ứng dụng AI trong giảng dạy

Tăng cường, bồi dưỡng tập huấn ứng dụng AI trong giảng dạy

Khảo sát thực hiện trên 2.100 cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện đang công tác tại các phòng, ban và trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận Ba Đình cho thấy có 78,3% cán bộ, giáo viên sử dụng công nghệ hằng ngày trong công việc, nhưng chỉ 62,3% từng ứng dụng AI vào giảng dạy.
Đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của học sinh

Đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của học sinh

Phụ huynh học sinh và xã hội cần đồng hành với nhà trường để thực hiện việc giáo dục, đảm bảo kết hợp hài hòa cả ba yếu tố trong giáo dục (nhà trường - gia đình - xã hội); tham gia giám sát việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm.
Hơn 30 địa phương công bố phương thức tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hơn 30 địa phương công bố phương thức tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 - 2026

Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 30 tỉnh, thành phố trên cả nước công bố phương thức tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 - 2026.
Hồ sơ đăng ký dạy thêm tăng nhanh

Hồ sơ đăng ký dạy thêm tăng nhanh

Sau khi Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực, hàng trăm người dân ở thành phố Vinh (Nghệ An) đã nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh để tổ chức dạy thêm.
Tuyển sinh đại học năm 2025: Sẽ không còn xét tuyển sớm

Tuyển sinh đại học năm 2025: Sẽ không còn xét tuyển sớm

Một trong những thay đổi quan trọng từ kỳ tuyển sinh đại học năm 2025 là không áp dụng xét tuyển sớm. Tất cả các phương thức xét tuyển sẽ được xét chung trong một đợt.
TP.HCM: Trình 3 phương án hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non và học sinh THPT

TP.HCM: Trình 3 phương án hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non và học sinh THPT

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa báo cáo và trình Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh Trung học phổ thông (THPT) đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn Thành phố.
Danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Tính đến tháng 2/2025, có 36 đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
3 trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm

3 trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm

Theo Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm, từ 14/2/2025, có 3 trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm.
Công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây

Công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây

Ngày 14/2, tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Sơn Tây (thị xã Sơn Tây) diễn ra Lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây.
Xem thêm
Phiên bản di động