Thêm 2 trẻ tử vong vì đuối nước
Hành động vì trẻ em bằng trách nhiệm và tấm lòng nhân ái TP.HCM: Tập huấn cứu hộ đuối nước cho học sinh, thanh niên Nguy kịch nếu sơ cứu trẻ đuối nước sai cách |
Cụ thể, ngày 1/7, có 3 trẻ ở Bắc Giang rủ nhau đi chơi, sau đó 1 bé trai 8 tuổi bị ngã xuống ao thả cá. Một lúc sau, bé trai mới được vớt lên, người cấp cứu không rõ trẻ có ngừng thở, ngừng tim không. Trẻ được mọi người lập tức vác trẻ chạy, thời gian mất khoảng 10 phút. Sau đó, trẻ được chuyển đến bệnh viện huyện trong tình trạng hôn mê, tím tái, thở ngáp, được đặt nội khí quản rồi chuyển đến bệnh viện đa khoa tỉnh, sau đó chuyển tiếp đến Bệnh viện Nhi trung ương.
Bệnh nhi bị đuối nước điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. |
Tại đây, trẻ hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Trẻ được các bác sĩ Khoa Điều trị tích cực Nội khoa điều trị thở máy, ổn định huyết động, kháng sinh, sử dụng biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não. Sau 5 ngày điều trị, trẻ tỉnh hơn, tự thở, hô hấp và huyết động ổn định. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được điều trị và theo dõi lâu dài về những di chứng thần kinh do thời gian thiếu ô xy não kéo dài sau đuối nước vì không được sơ cấp cứu đúng cách.
Đau lòng hơn là trường hợp bé trai 5 tuổi ở Hải Dương. Trẻ gặp tai nạn đuối nước tại bể bơi resort khi đi du lịch cùng gia đình. Khi được đưa lên, trẻ đã trong tình trạng tím tái, không thở. Thay vì thổi ngạt và ép tim ngay, người cứu lại vẫn vác dốc ngược trẻ chạy quanh trong vài phút. Thời gian trẻ có tim trở lại từ lúc được cấp cứu đến khi vào cơ sở y tế ban đầu khoảng 30 phút. Sau đó, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương.
Khi vào đến Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, trẻ trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu, đồng tử giãn. Trẻ đã tử vong sau một ngày dù đã được áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực. Nguyên nhân tử vong là tổn thương não không hồi phục, suy đa cơ quan do thiếu ô xy kéo dài.
Theo các bác sĩ, thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng 4-5 phút, nếu quá thời gian này sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh. Do đó, khi thấy một trẻ bị đuối nước không tỉnh, không thở, ngừng tim thì cần phải hồi sức tim phổi (thổi ngạt, ép tim) ngay bởi vì đây là thời điểm vàng để cứu sống trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46