Tham gia BHXH, BH thất nghiệp:

Thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội

(LĐTĐ) Năm 2019, với mục tiêu góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội, UBND TP Hà Nội đề ra mục tiêu tăng tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đạt 90% số người thuộc diện tham gia; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm (BH) thất nghiệp đạt 90% số người thuộc diện tham gia. 
the hien trach nhiem voi ban than gia dinh va xa hoi Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội: Bảo đảm tốt quyền lợi cho người tham gia
the hien trach nhiem voi ban than gia dinh va xa hoi Chủ động nắm bắt quá trình tham gia BHXH, BHYT qua đầu số 8079
the hien trach nhiem voi ban than gia dinh va xa hoi Phát hiện hơn 56% số người chưa tham gia BHXH

Đối tượng tham gia còn dưới mức tiềm năng

BHXH, BH thất nghiệp là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, việc thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thành phố, hiện nay, độ bao phủ BHXH, BH thất nghiệp còn thấp, việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH thất nghiệp dưới mức tiềm năng.

the hien trach nhiem voi ban than gia dinh va xa hoi
Báo Lao động Thủ đô phối hợp với LĐLĐ huyện Hoài Đức tuyên truyền về chính sách BHXH tới người lao động.

Thành phố Hà Nội hiện có trên 7,5 triệu dân, lực lượng lao động có quy mô lớn và cơ cấu lao động trẻ, số lao động trong độ tuổi lao động trên 4,6 triệu người. Tuy nhiên, theo thống kê của BHXH Hà Nội, tính đến ngày 31/12/2018, thành phố Hà Nội có trên 80.000 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc với 1.620.001 lao động (tăng 7% so với năm 2017 và tăng 13% so với năm 2016), chiếm 34,7% lực lượng lao động, đạt 80,9% số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực có số lao động tham gia BHXH bắt buộc cao nhất và đây cũng chính là khu vực có nguồn khai thác phát triển đơn vị tiềm năng nhất. Căn cứ theo dữ liệu của Cục Thuế Hà Nội, hiện nay, thành phố Hà Nội còn khoảng 70.000 doanh nghiệp với hơn 410.000 lao động có kê khai thuế nhưng chưa tham gia BHXH. Theo đó, UBND Thành phố đề nghị BHXH Thành phố và các Sở, ngành liên quan cần phải thống kê, rà soát, phân loại số lao động thuộc đối tượng nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý vừa ký Quyết định số 2992/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH thất nghiệp giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Với các giải pháp đồng bộ, phân công nhiệm vụ đến từng cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể, Đề án nhằm thực hiện thành công mục tiêu “Bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động” theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BH thất nghiệp đảm bảo vai trò là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội”.

Đề án sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để mỗi người dân nhận thức rõ rằng: Tham gia BHXH, BH thất nghiệp là thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BH thất nghiệp; là một cách dự phòng rủi ro về tài chính khi ốm đau, bệnh tật, tuổi già có tính ổn định. Đặc biệt, thông qua đó, hình thành một nếp suy nghĩ mới, một thói quen mới và một cách ứng xử văn minh, có văn hóa, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Cũng theo thống kê của BHXH TP Hà Nội, năm 2018, số người tham gia BHXH là 1.642.685 người, chiếm 35,2% lực lượng lao động (trong đó: Số người tham gia BHXH bắt buộc là 1.620.001 người, chiếm 34,7% lực lượng lao động, đạt 80,9% số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; số người tham gia BHXH tự nguyện là 22.684 người chiếm 0,5% lực lượng lao động, tốc độ gia tăng so với năm 2017 đạt 7,2%). Số người tham gia BH thất nghiệp là 1.502.120 người chiếm 32,2% lực lượng lao động, đạt 83,3% số người thuộc diện tham gia BH thất nghiệp.

Nguyên nhân của hạn chế trên được nhìn nhận là do nhận thức của một bộ phận người lao động, người sử dụng lao động về vai trò, mục đích, ý nghĩa của BHXH, BH thất nghiệp chưa đầy đủ. Hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp còn bất cập.

Tình trạng doanh nghiệp nợ đóng và trốn đóng BHXH, BH thất nghiệp còn nhiều. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BH thất nghiêp chưa thực sự hiệu quả để thu hút người lao động tham gia.

Đặc biệt, lãnh đạo Thành phố cũng thẳng thắn nhìn nhận một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quan tâm chỉ đạo thường xuyên việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trên địa bàn.

Do đó, việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án “Phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH thất nghiệp giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội” là rất cần thiết, để hoàn thành các chỉ tiêu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững.

Siết chặt tính nghiêm minh về pháp luật BHXH

Nhìn nhận lại những tồn tại, hạn chế khiến đối tượng tham gia, BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp chưa đạt 100% đối tượng lao động phải tham gia theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên nhân được nhắc tới là nhiều đơn vị sử dụng lao động trốn đóng, nợ đóng, không tham gia BHXH, BH thất nghiệp cho người lao động.

Thực tế, hiện, doanh nghiệp tại Hà Nội chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và hoạt động chính trong lĩnh vực thương mại. Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động chưa cao; tình trạng lách luật, trốn đóng BHXH, BH thất nghiệp cho người lao động diễn ra phổ biến.

Do vậy, theo Đề án “Phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH thất nghiệp giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội”, thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền thiết thực và có hiệu quả, UBND TP Hà Nội chú trọng các giải pháp khai thác mở rộng đối tượng để tăng nguồn thu BHXH, BH thất nghiệp, trong đó tập trung nắm bắt số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, làng nghề… và người lao động trên địa bàn.

Cụ thể, thống kê số lao động đang làm việc trong các cơ sở thuộc thành phần kinh tế chính thức, phi chính thức, các làng nghề; nắm chắc được số lao động hiện tại trên địa bàn để có biện pháp phát triển đối tượng phù hợp.

Về giải pháp, UBND TP Hà Nội sẽ tập trung thông qua mạng lưới cơ sở như: Tổ dân phố, các Hội đoàn thể (Mặt trận Tổ quốc, Phụ nữ, Đoàn thanh niên…) và các cơ quan chức năng, thực hiện rà soát, thống kê đối tượng, phân nhóm lao động cho phù hợp để tuyên truyền, vận động tham gia BHXH tự nguyện.

Đi liền với đó là tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị về sử dụng lao động, về việc chấp hành Bộ luật Lao động. Tiến hành phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, làng nghề… về quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh, số lao động và hình thức ký kết hợp đồng lao động. Trên cơ sở đó kiến nghị với các cấp có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc chính sách BHXH, BH thất nghiệp cho người lao động theo đúng quy định.

Một trong những tồn tại, hạn chế cần được sớm khắc phục hiện nay là tình trạng nợ đọng, chiếm dụng tiền BHXH, BH thất nghiệp trong các doanh nghiệp hiện nay rất phổ biến và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tranh chấp và khiếu kiện giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Việc không tham gia BHXH, BH thất nghiệp đầy đủ cho người lao động ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Theo đó, để thực hiện tốt công tác thu BHXH, BH thất nghiệp, cần thực hiện nghiêm Luật BHXH, Luật Việc làm để hạn chế tình trạng trốn đóng BHXH, BH thất nghiệp; xử phạt nghiêm những trường hợp nợ đóng, trốn đóng BHXH, BH thất nghiệp cho người lao động. Đối với những doanh nghiệp cố tình trốn đóng , nợ đóng BHXH, chuyển Công an Thành phố xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trên địa bàn Thành phố.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đóng BHXH, BH thất nghiệp nhằm tăng cường pháp chế trong việc thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp đảm bảo cho mọi người lao động đều được tham gia BHXH, BH thất nghiệp; đồng thời, phát hiện những vi phạm trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BH thất nghiệp, qua đó có những biện pháp xử lý kịp thời buộc đơn vị sử dụng lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách BHXH, BH thất nghiệp.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 đến 1/5/2024), ngành Du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

(LĐTĐ) Trong hai ngày 3 - 4/5, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 80mm.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.

Tin khác

Tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng bao nhiêu?

Tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng bao nhiêu?

(LĐTĐ) Thực hiện chính sách cải cách tiền lương, mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) sẽ được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Quy định về tiền lương mới từ ngày 1/7/2024

Quy định về tiền lương mới từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tổng thể tiền lương, sẽ có 5 bảng lương mới tương ứng với vị trí việc làm được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, quyền lợi bảo hiểm xã hội với việc công nhận và hỗ trợ 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, phù hợp với quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
TP.HCM phấn đấu vào "top" 5 địa phương dẫn đầu về phát triển nhân tài

TP.HCM phấn đấu vào "top" 5 địa phương dẫn đầu về phát triển nhân tài

(LĐTĐ) Đây là mục tiêu đề ra của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong kế hoạch triển khai Quyết định số 899 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Những trường hợp được nghỉ hưu trong năm 2024

Những trường hợp được nghỉ hưu trong năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ở điều kiện lao động bình thường, lao động nam 61 tuổi, lao động nữ 56 tuổi 4 tháng và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên sẽ được nghỉ hưu.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động