Thành phố Thủ Đức đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 5/3, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đã tổ chức tọa đàm doanh nghiệp về đóng góp ý tưởng đề án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức.
TP.HCM: Thu ngân sách 2 tháng đầu năm tăng 14,85% so với cùng kỳ F0 tăng nhanh, TP.HCM yêu cầu triển khai "thần tốc" tiêm vắc xin Covid-19 Hơn 40.000 học sinh TP.HCM thuộc diện nhiễm và nghi nhiễm Covid-19

Phát biểu khai mạc, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức cho biết, Thủ Đức đã được Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đến năm 2040 với mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, tài chính quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh và quốc gia.

Thành phố Thủ Đức có vị trí nằm về phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, một vị trí quan trọng trong vùng tam giác thành phố Hồ Chí Minh- Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu. Đây là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Xa lộ Hà Nội, đường Phạm Văn Đồng - Quốc lộ 1K, Quốc lộ 52, Quốc lộ 13, đường Vành đai 2,…

Ông Hoàng Tùng cho biết, kể từ khi thành lập, thành phố Thủ Đức tập trung phát triển nhiều lãnh vực như khoa học công nghệ, công nghệ tài chính, y tế và chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo bậc cao và nhiều lĩnh vực quan trọng khác.

Thành phố Thủ Đức đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam
Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức phát biểu khai mạc toạ đàm.

"Thành phố Thủ Đức hướng tới đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn. Tôi hy vọng các đại biểu, tổ chức, doanh nghiệp sẽ đóng góp thật nhiều ý tưởng để phát triển quy hoạch thành phố Thủ Đức", ông Hoàng Tùng nói.

Về mục tiêu phát triển, thành phố Thủ Đức sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết nối vùng giữa thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận cũng như kết nối giữa các khu vực khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh một cách chiến lược, trọng điểm và phát huy hiệu quả.

Trọng tâm phát triển thành phố Thủ Đức theo mô hình khu đô thị sáng tạo tương tác cao, trở thành thành phố kinh tế tri thức và trí tuệ nhân tạo, là một trong các động lực tăng trưởng của thành phố Hồ Chí Minh và khu vực. Phát triển không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với chiến lược, mô hình phát triển kinh tế biển, thích ứng biến đổi khí hậu, ngập úng, triều cường, xâm nhập mặn, nước biển dâng.

Thành phố Thủ Đức đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam
Toàn cảnh toạ đàm doanh nghiệp về đóng góp ý tưởng đề án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức diễn ra sáng 5/3.

Phát triển đô thị tích hợp với hệ thống giao thông công cộng (TOD), giao thông khác cao độ, kể cả giao thông ngầm, công cộng và không gian đô thị ngầm xung quanh; Hình thành các hạt nhân của các trung tâm chính và trung tâm phục trung tâm tài chính, thương mại dịch vụ và các hạt nhân của các khu đô thị, củng cố cấu trúc đô thị đa cực...

Tại buổi toạ đàm, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Xuất Nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) cho biết, theo kết luận cuộc họp chiều ngày 4/3, thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết hợp với thành phố Đà Nẵng hoàn thành đề án trung tâm tài chính ở Việt Nam. Đề án này được công ty ấp ủ nhiều năm và trung tâm tài chính này sẽ được đặt tại thành phố Thủ Đức.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, đối với việc phát triển các trung tâm thương mại tập trung, vui chơi giải trí và du lịch, đề xuất quy hoạch một khu đô thị có hạ tầng thuận lợi để phát triển thành đô thị kiểu mẫu, hình thành chuỗi các khu thương mại, dịch vụ cao cấp. Đồng thời, cần quy hoạch một khu vui chơi giải trí công nghệ cao như Disneyland và khu hoạt động về đêm tại thành phố Thủ Đức.

Thành phố Thủ Đức đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Xuất Nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) đóng góp ý kiến tại toạ đàm.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, hiện thành phố Thủ Đức đã và đang được phê duyệt rất nhiều tuyến đường kết nối với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương như: Vành đai 2, Vành Đai 3, cầu Cát Lái, tuyến Metro số 1…

"Muốn phát triển đầu tiên hết là vấn đề hạ tầng. Và trong hạ tầng đô thị là giao thông và đó sẽ là vấn đề quyết định thành công của thành phố Thủ Đức”, ông Châu nói.

Trung tá Nguyễn Phương Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, quy hoạch thành phố Thủ Đức cần xem xét phát triển các tuyến giao thông kết nối khu cảng Cát Lái đến Bình Dương, Đồng Nai vì lượng hàng đi qua Cát Lái rất lớn.

"Phát triển các tuyến đường đề giảm tải cho Xa lộ Hà Nội. Nếu tình hình giao thông ở các tuyến đường trọng yếu như Xa lộ Hà Nội cứ kẹt xe như hiện nay thì ảnh hưởng rất lớn đến cái tầm của một thành phố sáng tạo", ông Nam nói.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel nhấn mạnh lợi thế về sông nước của thành phố Thủ Đức: "Toàn bộ đoạn sông Sài Gòn đẹp nhất của thành phố Hồ Chí Minh gần như đi qua địa bàn thành phố Thủ Đức.

"Thủ Đức cần chú trọng quy hoạch và khai thác loại hình thể thao gắn với sông nước, bến đậu du thuyền, ca nô trên sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, cần những dịch vụ ven sông để khai thác du lịch sông, nhất là vào ban đêm", ông Kỳ nói.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (31/10), song hành với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng lên mức 90 triệu đồng/lượng.
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Tổng cục Thuế đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng không rõ danh tính.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

(LĐTĐ) Một loạt chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán và loạt thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng nhẫn tăng cao.
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

(LĐTĐ) Tài chính toàn diện cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng luôn trăn trở việc làm thế nào để hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa có sự hiểu biết về tài chính và có thể tiếp cận tài chính một cách bình đẳng.
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

(LĐTĐ) Sự bùng nổ các giải pháp tài chính công nghệ trong tài chính số đã tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên đi cùng với đó là những rủi ro, cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ tạo ra cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh mà còn mang đến những thách thức mới trong công tác quản lý thuế.
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

(LĐTĐ) Có thể thấy, việc triển khai chính sách tài khóa mở rộng trong một thời gian khá dài từ 2020 - 2024 một mặt đã có tác động tích cực giúp nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao, mặt khác cũng khiến chúng ta đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát. Vì vậy, chính sách tài khóa trong năm tới dự kiến sẽ cơ bản chuyển về trạng thái bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động