TP.HCM: Thu ngân sách 2 tháng đầu năm tăng 14,85% so với cùng kỳ
Báo cáo tại cuộc họp, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 2 ước tính đạt khoảng 89.093 tỷ đồng, cao hơn 0,4% so với tháng trước và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, tổng mức bán lẻ giảm 3,1% so với tháng trước, ngành lưu trú và ăn uống tăng 18,1% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 177.803 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ.
Toàn cảnh buổi họp chiều 4/3. Ảnh: TTBC |
Về hoạt động du lịch, doanh thu trong tháng ước đạt 3.212 tỷ đồng, giảm 51,34% so với cùng kỳ. Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện, triển khai kế hoạch tổ chức Chương trình hiến kế khôi phục du lịch Thành phố năm 2021; ban hành Kế hoạch về tổ chức giao ban công tác phát triển du lịch năm 2022. Tiếp tục triển khai Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.
Về hoạt động ngân hàng, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 3.169.000 tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 0,81% so với cuối năm 2021. Trong đó, tiền gửi VNĐ tiếp tục tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm 89,7% nguồn vốn huy động.
Tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 2.934.300 tỷ đồng, tăng 1% so với cuối tháng trước và tăng 3,54% so với cuối năm 2021. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 54,4% tổng dư nợ, tăng 3,7% so với cuối năm 2021.
Về lĩnh vực công nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh xác định năm 2022 tập trung hồi phục kinh tế, tạo đà tăng tốc phát triển trong năm 2023 và những năm tiếp theo, trong đó đặt doanh nghiệp là trung tâm của sự tăng trưởng kinh tế. Với những tín hiệu chuyển biến trong thời gian vừa qua, Thành phố tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2 ước giảm 2,4% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính chung 2 tháng đầu năm, chỉ số trên tăng 2,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6%). Bốn nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tính chung 2 tháng ước tăng 9% so với cùng kỳ.
Trong tháng 2/2022, dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của thành phố đạt nhiều khởi sắc.
Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt 7,38 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 20,2% so với cùng kỳ; dệt may tăng 88,2 so với cùng kỳ; cà phê tăng 99,2% so với cùng kỳ... Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt 9,95 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: TTBC |
Ước tính tổng thu ngân sách nhà nước (không kể số bổ sung từ quỹ dự trữ tài chính) thực hiện là 88.044,567 tỷ đồng, đạt 22,78% dự toán năm và tăng 14,85% so với cùng kỳ. Bao gồm, thu nội địa đạt 25,75% dự toán, tăng 19,07% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 15,88% dự toán, tăng 1,35% so với cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước thực hiện 5.787,566 tỷ đồng, đạt 5,81% dự toán, giảm 39,62% so với cùng kỳ. Trong đó, chi thường xuyên ước đạt 11,82% dự toán, tăng 1,80% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, lũy kế từ đầu năm đến nay thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết việc làm cho 54.950 lượt người (đạt 18,31% kế hoạch năm) và tạo ra 24.988 việc làm mới (đạt 17,85% kế hoạch năm). So với cùng kỳ năm 2021, số lao động được giải quyết việc làm trong tháng tăng 793 lượt người (tăng 0,26%); số chỗ việc làm mới tăng 208 chỗ (tăng 0,15%).
Đánh giá công tác thu ngân sách trên địa bàn, Giám đốc Sở Tài Chính Thành phố Phạm Thị Hồng Hà cho hay, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2025, Thành phố đã triển khai nhiều hoạt động nhằm khắc phục những đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; giúp doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường, phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Kết quả thu ngân sách đạt trên 22% so với dự toán, trong đó, một số khoản thu đã đạt trên 25% dự toán và tăng hơn so với cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50