Hơn 40.000 học sinh TP.HCM thuộc diện nhiễm và nghi nhiễm Covid-19
Tại buổi làm việc, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã chỉ đạo các đơn vị trường học nỗ lực bình thường hóa các hoạt động như căng tin, bán trú trong trường học, phục vụ nhu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh. Tất cả cơ sở giáo dục đều xây dựng phương án phòng chống dịch Covid-19 và được Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cấp quận, huyện thẩm định, phê duyệt.
Theo ông Trịnh Duy Trọng, thống kê cho thấy, trong ngày đầu tiên học sinh mầm non và tiểu học đến trường (ngày 14/2), tỷ lệ học sinh đi học ở bậc mầm non là 66,3%, bậc tiểu học là 95,99%, Trung học cơ sở (THCS) là 96,89% và Trung học phổ thông (THPT) 98,93%.
Vào tuần thứ hai, tỷ lệ học sinh đi học tăng lên với 70,51% ở bậc mầm non và 96,1% ở bậc tiểu học. Tuy nhiên, bước vào tuần học thứ 3, dịch bệnh diễn biến phức tạp, số lượng ca nhiễm tăng nhanh khiến tỷ lệ học sinh đi học giảm nhẹ.
Sau gần 1 tháng học trực tiếp, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 40.385 học sinh nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. |
Theo thống kê từ ngày 7/2 đến ngày 2/3 từ các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện nhiễm và nghi nhiễm: 3.689 ca, phát hiện tại trường 381 ca. Số lượng học sinh thuộc diện nhiễm và nghi nhiễm: 40.385 ca; phát hiện tại trường 2.160 ca.
Theo ông Trịnh Duy Trọng, hiện tại phần lớn các cơ sở giáo dục khó khăn về thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng chống dịch, xử lý tình huống khi có ca nghi hoặc nhiễm bệnh và tầm soát F1 trong trường học, thiếu hàng đầu là bộ xét nghiệm nhanh.
Hiện Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp Sở Y tế cấp kit xét nghiệm nhanh đợt 1 cho các trường công lập, tuy nhiên chỉ được dùng để tầm soát F0 theo quy định. Việc xét nghiệm cho F1 hiện nay vẫn là bài toán khó đặt ra cho các trường học.
Bên cạnh đó, vai trò nhân viên phụ trách y tế trường học trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng. Tuy nhiên, gần 50% cơ sở giáo dục thiếu nhân viên y tế trường học chuyên trách, giáo viên vừa làm chuyên môn vừa kiêm nhiệm, gây khó khăn cho việc thực hiện phòng chống dịch tại đơn vị.
Cũng liên quan đến vấn đề nhiễm Covid-19 trong học sinh, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Trong hai tuần (15/2 đến ngày 2/3) số trường hợp nghi nhiễm chung toàn thành phố ở học sinh là 2,3%. Trong đó: khối mầm non (dưới 1%), tiểu học (2,6%), THCS (2,4%) và THPT (3,1%).
Theo ông Hưng, trong hai tuần qua từ 15/2 đến 2/3, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận số ca nghi nhiễm cao trong cơ sở giáo dục tại các quận, huyện trên địa bàn. Trong đó, các địa phương có số lượng phát hiện ca nghi nhiễm cao nhất bao gồm quận 1 (4.005 trường hợp), quận Bình Thạnh (3.483 trường hợp), thành phố Thủ Đức (3.301 trường hợp), quận 12 (3.222 trường hợp) và quận Tân Phú (2.871 trường hợp).
"Hiện tại số ca nghi nhiễm tại trường học được ghi nhận gia tăng, số cơ sở giáo dục trên địa bàn xã phường nhiều, việc này tạo áp lực công việc cho Trạm Y tế xã, phường trong việc theo dõi F0, F1 và hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại cơ sở giáo dục", ông Hưng nói.
Theo ông Hưng, một số trường có sĩ số học sinh quá đông trong một lớp làm cho công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường học khó đảm bảo. Ông đề xuất cho phép nhân viên y tế trường học được chủ động tham gia phòng chống dịch, lấy mẫu xét nghiệm, hỗ trợ Trạm y tế xử lý dịch tại trường học.
Một số trường học do lo lắng quá mức với tình hình dịch bệnh, số lượng ca nhiễm tăng cao nên tạm dừng hoạt động căng tin và bán trú. “Các em học sinh không học bán trú thường trưa được cha mẹ chở về nhà ăn uống hoặc ra ngoài ăn uống, rất khó đảm bảo phòng chống dịch. Vì vậy các trường cần tổ chức bán trú cho các em học sinh, tổ chức bán trú phải đảm bảo quy định phòng chống dịch”, ông Hưng nói.
Liên quan đến vấn đề học sinh là F1, bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh cho biết, theo văn bản mới nhất thì F1 là những trường hợp tiếp xúc với F0 trong phạm vi dưới 2m và trên 15 phút.
“Đối với F1, sau khi hoàn thành cách ly theo quy định thì không nhất thiết phải có giấy test chứng nhận âm tính. Chỉ cần test nhanh là đủ. Còn F0 thì phải thực hiện đúng theo quy định đã ban hành”, bà Nga nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47