“Thần tốc” giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đi qua 7 quận, huyện của thành phố Hà Nội gồm: Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn. Để hoàn thành đúng tiến độ được giao, các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đường Vành đai 4 cấp huyện, từ đó lên kế hoạch kiểm đếm tài sản, cắm mốc giới phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.
Thống nhất giao vốn kế hoạch cho dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô Việc giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ Dự án đường Vành đai 4

Khẩn trương vào cuộc

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô dài 112,8km đi qua 3 tỉnh, thành Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Riêng trên địa bàn Hà Nội, đường Vành đai 4 sẽ có khoảng 58,2km đi qua địa bàn 7 quận, huyện gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông.

Để khẩn trương triển khai dự án, các quận, huyện, sở, ngành của Hà Nội đang tập trung cao độ thực hiện các công việc liên quan. Đến thời điểm này, thành phố Hà Nội đã tiến hành bàn giao chỉ giới đường đỏ của 2 trong số 4 đoạn tuyến. Đây chính là cơ sở quan trọng để những đơn vị và chính quyền các địa phương tiến hành cắm mốc giới trên thực địa và triển khai công tác giải phóng mặt bằng.

“Thần tốc” giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4
Hướng tuyến đường Vành đai 4 đi qua các tỉnh và thành phố Hà Nội.

Là 1 trong 7 quận, huyện của Hà Nội có đường Vành đai 4 đi qua với chiều dài 17,1km, báo cáo tại hội nghị Ban chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô của huyện Hoài Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Anh cho biết: Qua bước đầu rà soát tại hiện trường, đối chiếu sổ sách, bản đồ các thời kỳ xác định tuyến đường đi qua địa phận 13 xã trên địa bàn gồm: Đức Thượng, Đức Giang, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La…

Dự án có điểm đầu tại xã Đức Thượng (giáp với huyện Đan Phượng), điểm cuối tại xã Đông La (giáp với quận Hà Đông). Tuyến đường có 5 điểm cắt giao với các tuyến giao thông chính trên địa bàn huyện và 4 điểm giao với đường trục xã. Tại 13 xã, tổng diện tích thu hồi đất để thực hiện dự án là 243,88ha, trong đó đất ở 2,65ha; đất phi nông nghiệp 32,41ha; đất trồng lúa 172,65ha và các loại đất nông nghiệp khác 36,17ha.

Theo kết quả rà soát sơ bộ ban đầu, có tổng số 9.730 hộ bị thu hồi đất và 292 gia đình, cá nhân bị thu hồi đất cần bố trí tái định cư. Dự kiến, huyện bố trí 2 khu tái định cư có quy mô khoảng 7ha tại xã Đức Thượng và Đức Giang. Cùng với đó, UBND huyện xây dựng các phương án chi tiết di chuyển đối khoảng 7.000 mộ chí để phục vụ dự án. Tuyến đường đi qua địa bàn huyện Hoài Đức có tổng kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 3.327,4 tỷ đồng.

Được biết, để hoàn thành đúng tiến độ dự án, huyện Hoài Đức đã thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án. Cùng với đó, thành lập tổ giúp việc, phân công nhiệm vụ ban chỉ đạo. Qua đó, làm cơ sở để UBND 13 xã có dự án đi qua ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác của xã. Đồng thời, những ngày qua UBND huyện tổ chức tập huấn thực hiện công tác điều tra, xác định tính pháp lý về đất đai, công trình, tài sản, lập hồ sơ thu hồi đất, giải phóng mặt bằng dự án. Đến nay, các xã có tuyến đường đi qua cũng đã quan hành Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến dự án nhằm đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

Tương tự như huyện Hoài Đức, đến thời điểm này, các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Thanh Oai, Thường Tín và quận Hà Đông đều đã tiếp nhận bàn giao hồ sơ chỉ giới đường đỏ của đường Vành đai 4 từ Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội. Các địa phương đang cùng đơn vị liên quan khẩn trương tiến hành cắm mốc giới trên thực địa, đồng thời tăng cường công tác quản lý đất đai, song song với việc tuyên truyền về dự án, thực hiện giải phóng mặt bằng, lên phương án tái định cư và ổn định cuộc sống của người dân.

Tại huyện Mê Linh, ngay sau khi hoàn thành cắm mốc giới, Trung tâm phát triển Quỹ đất và Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện tổ chức ghi hình toàn bộ hiện trạng các khu đất bị thu hồi để phục vụ cho công tác chi trả, bồi thường giải phóng mặt bằng. Theo đó, ước tính tổng diện tích thực hiện đất giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Mê Linh là 192,86 ha nằm trên địa bàn 5 xã là Văn Khê, Chu Phan, Đại Thịnh, Thanh Lâm và Kim Hoa. Trong đó, diện tích đất ở 8,69 ha, đất nông nghiệp 179,52 ha, đất trường học 2,10 ha, đất khác 2,55 ha. Dự kiến chi phí giải phóng mặt bằng 3.056,5 tỷ đồng.

Nhiệm vụ chính trị quan trọng

Để sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đường Vành đai 4 của huyện Mê Linh do Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát cụ thể, chi tiết từng hộ dân phải di dời, diện tích đất thổ cư, bao nhiêu ngôi mộ ở từng thôn để đề xuất Thành phố cấp kinh phí đền bù, hỗ trợ. Huyện ủy, UBND huyện Mê Linh cũng đang đôn đốc các thủ tục về quy hoạch địa điểm, đầu tư xây dựng 4 khu tái định cư, báo cáo trình UBND Thành phố và các sở ngành liên quan để làm căn cứ di dời, giải phóng mặt bằng.

Còn tại huyện Thường Tín, theo thống kê, dự án phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng với 2001 hộ, cá nhân; 14 cơ quan, tổ chức; tái định cư cho 236 hộ; di chuyển 4.224 ngôi mộ tại 5 xã. Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh cho biết, huyện đang tiến hành công tác kiểm tra, thu thập hồ sơ, tài liệu pháp lý về quản lý, sử dụng đất đai, xác định tính pháp lý về đất đai, nguồn gốc, đối tượng, diện tích, loại đất, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản để phục vụ công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, làm cơ sở pháp lý để ban hành thông báo thu hồi đất và thực hiện các thủ tục về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…

Đối với huyện Thanh Oai, mặc dù còn nhiều khó khăn, song Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng khẳng định, việc thực hiện dự án Vành đai 4 là nhiệm vụ chính trị quan trọng đối với quốc gia, vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận. Do đó, từ khi có chủ trương đầu tư, sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, huyện Thanh Oai đã tích cực triển khai các nhiệm vụ để chuẩn bị cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đến nay, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng của huyện và Ban chỉ đạo tại các xã có Vành đai 4 đi qua nhằm vận động, tuyên truyền nhân dân đồng tình ủng hộ. Đồng thời thành lập các tổ công tác kiểm đếm tài sản, hoa màu… trong phạm vi dự án.

Đặc biệt, bám sát các chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, huyện Thanh Oai đã có kiến nghị các sở, ngành của Thành phố nghiên cứu định hướng phát triển đô thị, thương mại dịch vụ phía Tây Nam tuyến đường Vành đai 4 đoạn qua địa phận huyện và dọc tuyến đường trục phát triển phía Nam Cienco5 làm tiền đề định hướng để Thanh Oai phát triển lên quận giai đoạn sau năm 2026, đồng thời làm cơ sở để UBND huyện lập quy hoạch xây dựng vùng huyện hiện đang triển khai. Mục tiêu đến năm 2050 toàn huyện sẽ là một đô thị sinh thái hiện đại và vùng nông nghiệp công nghệ cao; là vùng kinh tế phát triển phía Tây Nam của Thành phố theo hướng xanh, hiện đại và thông minh./.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 với quy mô 112,8km và sơ bộ tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Dự án góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tuấn Dũng

Bài viết cùng chủ đề

Dự án đường Vành đai 4

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

(LĐTĐ) Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, Tháng Công nhân năm 2024 được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông triển khai tới các cấp Công đoàn trên địa bàn quận với nhiều hoạt động sôi nổi; trong đó, trọng tâm của các hoạt động là hướng về đoàn viên, người lao động.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.

Tin khác

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm: Mức phí cao nhất 311.000 đồng mỗi lượt

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm: Mức phí cao nhất 311.000 đồng mỗi lượt

(LĐTĐ) Từ ngày 26/4, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ thu phí với mức gần 82.000 - 311.000 đồng mỗi lượt, tùy loại xe.
Đồng Nai: Mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông

Đồng Nai: Mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông

(LĐTĐ) Nhằm đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông trên địa bàn, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai cùng các lãnh đạo chủ chốt của tỉnh này vừa có buổi làm việc với đại diện các ban, ngành, các công trình, dự án trên địa bàn.
Sẽ xây dựng trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao TP.HCM

Sẽ xây dựng trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao TP.HCM

(LĐTĐ) Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Kế hoạch 2076 về Phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2024-2025 vừa được Ủy ban nhân dân TP.HCM ban hành.
Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh gãy đổ ngang đường

Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh gãy đổ ngang đường

(LĐTĐ) Tối 20/4, mưa lớn kèm giông lốc, sét xuất hiện tại khu vực Hà Nội gây ngập úng cục bộ, nhiều nơi có hiện tượng mưa đá.
Ngọn lửa thiêu rụi xưởng in quảng cáo trong cơn mưa lớn

Ngọn lửa thiêu rụi xưởng in quảng cáo trong cơn mưa lớn

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại căn nhà cấp 4, ngõ 139 phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt phía trong kèm nhiều tiếng nổ lớn. Đáng chú ý, thời điểm xảy ra cháy, Hà Nội đang có mưa lớn, kèm sấm sét...
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

(LĐTĐ) Vấn đề hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội đã được các ngành chức năng đặt ra từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đạt được bước tiến nào rõ rệt. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn ùn tắc giao thông tại Thủ đô đang có dấu hiệu phức tạp hơn. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, ngoài mở rộng hạ tầng thì giải pháp cốt lõi cho vấn đề này nằm ở việc phát triển giao thông công cộng.
Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

(LĐTĐ) Tình trạng xe ba bánh, xe tự chế... không đảm bảo về kết cấu, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng thường chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Việc xử lý những loại xe này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời góp phần tạo hình ảnh văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động