Tết nhảy - nghi lễ đặc biệt quan trọng của người Dao
Gìn giữ văn hóa người Dao dưới chân núi Tản Hoa chuối rừng xuống phố, Tết ấm lên bản Dao Tiến sĩ người Dao ở Hà Nội |
Tết nhảy là nghi lễ đặc biệt quan trọng trong tục thờ cúng của người Dao, thường được tổ chức trong tháng Chạp và được cúng vào buổi sáng. Đây là dịp người Đao cầu xin thần linh, tổ tiên phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu...
Tết nhảy trước đây thường được bà con tổ chức trong 3 năm liền, các năm tiến hành nối tiếp nhau và năm sau thường tổ chức dài hơn năm đầu tiên. Nếu năm đầu tiên Tết được tổ chức 1 ngày, 1 đêm thì năm thứ hai làm 2 ngày, 2 đêm và năm thứ ba làm 3 ngày, 3 đêm.
Mâm cỗ trong Tết nhảy của người Dao ở Ba Vì. |
Tuy nhiên, ông Dương Trung Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ba Vì cho biết, thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết, xây dựng nếp sống văn hóa mới, hiện nay người Dao ở Ba Vì chỉ thực hiện Tết nhảy 1 lần, mỗi lần thường kéo dài trong 1 đến 3 ngày nhưng các nghi lễ và số lượt nghi lễ vẫn được cử hành đầy đủ theo phong tục.
Gia đình muốn tổ chức Tết nhảy phải hội đủ các điều kiện như: Không có tang ma, kinh tế thông thuận… và quan trọng nhất là phải được sự đồng ý của người có uy tín trong thôn, làng.
Tết nhảy thường gồm 3 phần chính: Khai lễ, chính lễ và lễ tiễn đưa. Điều hành các phần lễ có thầy cúng, phụ các thầy cúng là những người đàn ông đã trải qua lễ cấp sắc.
Với người Dao, bộ tranh thờ treo trong nhà rất quan trọng. |
Trong phần khai lễ, thầy cúng sẽ lập đàn lễ, bày biện lễ vật, mời các thần linh, gia tiên về dự lễ. Phần chính lễ được xem là quan trọng nhất và có thời gian dài nhất. Xuyên suốt phần khai lễ và chính lễ, thầy cúng và những người phụ lễ vừa nhảy múa vừa hát kết hợp với tiếng kèn, chuông, trống rộn ràng. Lễ vật dâng cúng gồm thủ lợn, gà, xôi, bánh dày, rượu, nước, tiền đồng xu, hoa quả...
Nội dung câu hát, điệu nhảy trong Tết nhảy tái hiện quá trình lao động, chiến đấu chống giặc giã, muông thú bảo vệ dân làng của các bậc tiền nhân...
Ông Phong cũng cho hay, ngày Tết của người Dao sẽ căn cứ vào ngày một ngày lễ chung. Theo đó, trong những tháng cuối năm, người ta sẽ tìm đến thầy cúng trong làng để chọn 1 ngày nhất định để tổ chức lễ chung. Trong ngày đó, mọi người sẽ tụ tập tại cùng mổ lợn, gà, trâu… rồi chia nhau đem phần về nhà. Từ sau ngày lễ chung đó, người Dao mới chọn ngày ăn Tết cho gia đình mình.
Người Dao ở Ba Vì tổ chức Tết bắt đầu từ tháng 12 Dương lịch, kéo dài cho hết tháng. Mỗi gia đình sẽ tổ chức một ngày, mời bà con lối xóm, bạn bè gần xa về ăn Tết, sau đó cứ quay vòng đến nhà khác. Trong những ngày này, họ sẽ mặc những trang phục truyền thống của của dân tộc...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tin khác
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Xã hội 13/11/2024 11:33
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh
Cộng đồng 12/11/2024 06:22