Tiến sĩ người Dao ở Hà Nội

(LĐTĐ) Với trăn trở của một người nghiên cứu và đam mê văn hóa mong muốn dùng những tri thức bản địa đặc trưng của dân tộc để giúp người Dao cũng như các em sinh viên người Dao có thêm thu nhập, những năm qua, Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng - Trưởng Ban đại diện Nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, nhằm phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô.
Hoa chuối rừng xuống phố, Tết ấm lên bản Dao Gìn giữ văn hóa người Dao dưới chân núi Tản

Từ chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố”

Vào một ngày cuối tháng 11, tôi tìm đến quán cà phê nhỏ ở phố chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội), điểm gặp mặt quen thuộc của Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng cùng một số sinh viên người Dao tại Hà Nội. Sau thành công của Chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố - Tết ấm lên bản Dao” lần một, năm nay, Tiến sĩ Năng và các bạn sinh viên tiếp tục lên phương án để mở rộng chương trình lần 2 trong dịp Tết Nhâm Dần tới.

Tiến sĩ người Dao ở Hà Nội
Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng

Chia sẻ về Chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố - Tết ấm lên bản Dao”, Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng cho biết, đây là đứa con tinh thần trong hành trình gắn liền phát triển kinh tế và lan tỏa văn hóa dân tộc Dao tại Thủ đô của ông và các thành viên trong nhóm. Năm 2020, khi lần đầu tiên đứng ra tổ chức chương trình, mục tiêu của Tiến sĩ Năng là hỗ trợ một phần nhỏ cho các sinh viên người Dao có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại Hà Nội mang Tết ấm về nhà. Đồng thời, qua đó, hình thành cho các em một tư duy về kinh tế, thương mại và kỹ năng ứng xử trong bán hàng – một việc còn khá mới mẻ với sinh viên người Dao…

Qua tìm hiểu, trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 100 sinh viên người Dao (trong đó có 2/3 là sinh viên nữ) đang học tập, chủ yếu tại các trường như: Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Đại học Văn hóa Hà Nội... Đa số các em đều xuất thân từ các hộ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn như em Đặng Thị Thương (20 tuổi, ở Hàm Yên, Tuyên Quang) đang là sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh, Đại học Văn hóa Hà Nội, hay em Lý Dào Quyên (19 tuổi, ở Nguyên Bình, Cao Bằng), gia đình thuộc diện nghèo, một tay bị khuyết tật, vừa chập chững bước vào cánh cửa khoa Luật, Đại học Mở Hà Nội, còn chưa nói sõi tiếng Việt…

Theo Tiến sĩ Năng, việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con không những tạo ra lợi nhuận, mà còn khẳng định với người chăn nuôi là cứ chăn nuôi tử tế, không tăng trọng, không kích thích tăng trưởng, thì sẽ bán được giá cao. Do đó, người dân yên tâm chăn nuôi, không còn tư tưởng chộp giật. Từ đó, dần tạo thương hiệu riêng cho nông sản dân tộc, tạo động lực phát triển cho đồng bào trong sinh kế.

Cuộc sống chất phác, chân phương nơi bản làng dưới tán cây rừng và sương núi khiến các em không biết rằng, tại nơi mình sinh sống có những loại cây, hoa, động, thực vật có giá trị thương mại cao có thể giúp các em vừa thoát nghèo vừa giúp lan tỏa được những đặc trưng của dân tộc mình nơi phố thị. Vì vậy, Nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” mà đại diện là Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng đã đứng ra kết nối, mở một gian hàng tại Hồ Văn (Văn Miếu) để các em thử sức với công việc kinh doanh. Tại đây, bên cạnh hoa chuối rừng được chuyển về từ Hà Giang, Cao Bằng còn có các đặc sản “chính hiệu” của bản Dao như: Lạp sườn, măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, đũa, bánh chưng, chè, xà phòng thủ công... Ngay sau khi chương trình được triển khai, dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng gian hàng của các em vẫn nhận được sự ủng hộ của những người yêu văn hóa dân tộc, những người có thú chơi hoa rừng, thích đặc sản bản Dao.

“Những em sinh viên tham gia chương trình đều có hoàn cảnh khó khăn, Tết đến ngại về nhà, sợ trở thành gánh nặng cho bố mẹ. Khi tham gia vào chương trình các em có thể thêm thu nhập từ 7-8 triệu đồng tùy vào khả năng và hiệu quả làm việc. Đây không phải là số tiền quá lớn với chúng ta nhưng là cả một gia tài đối với các em. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ chương trình sẽ được chúng tôi hỗ trợ cho một số em sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sinh sống học tập ở Hà Nội và các tỉnh thành khác”, Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng cho hay.

Đến thương hiệu “Thịt lợn Tiến sĩ”

Tiếp nối thành công của Chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố - Tết ấm lên bản Dao” Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng tiếp tục giúp đỡ đồng bào dân tộc Dao cùng các em sinh viên phát triển kinh tế bằng cách dùng thương hiệu, uy tín của bản thân đứng ra kiểm soát và làm cầu nối bán các thực phẩm của người Dao ở Thủ đô và ở các khu vực đô thị lớn, nơi mà cái danh “hàng miền núi” rất hay bị trà trộn, mạo danh.

Tiến sĩ Năng chia sẻ, hiện ông đang công tác tại Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, công việc ở cơ quan cũng rất nhiều, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người nông dân chăn nuôi lợn nói chung và đồng bào Dao nói riêng đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm; trong khi đó, nhu cầu sử dụng thịt lợn sạch trên địa bàn Hà Nội là rất lớn, nên ông quyết định hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm bằng cách tổ chức mô hình bán hàng thịt lợn online. Ngoài mặt hàng thịt lợn, cửa hàng “Thịt lợn Tiến sĩ” của ông còn có các loại nông sản như tôm sông, cá suối, gà vịt bản, thuốc quý của người Dao ở các địa phương như: Huyện Ba Bể (Bắc Kạn); xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn); huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Bắc Hà (Lào Cai)….

Tiến sĩ người Dao ở Hà Nội
Các em sinh viên người Dao tham gia bán hàng tại chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố - Tết ấm lên bản Dao năm 2020”.

Theo Tiến sĩ Năng, dịch Covid-19 đã khiến nhiều sinh viên Dao đang mắc kẹt tại Hà Nội, trong đó những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do đó, ông muốn tạo việc làm cho các em sinh viên, thông qua việc bán hàng, ship hàng. Từ đó, các em sẽ có thêm thu nhập chi trả những khoản sinh hoạt tối thiểu, cải thiện bữa ăn, giúp các em yên tâm sinh sống và học tập tại Hà Nội. “Từ các chương trình đã thực hiện như bán hoa chuối, bán cam, bán mận, nay là bán nông sản, thịt lợn, để gây quỹ, cải thiện đời sống cho sinh viên, tôi cũng muốn huấn luyện cho sinh viên cách bán hàng, dạy các em có thêm kỹ năng sống, giao tiếp bên ngoài, biết ứng xử linh hoạt hơn trong đời sống đô thị. Những điều này, nhà trường không dạy được”, Tiến sĩ Năng cho biết...

Em Phượng Tà Sơn, quê Hoàng Su Phì (Hà Giang), sinh viên năm thứ 2, Học viện Kỹ thuật Mật mã, là một trong 4 sinh viên Dao được giao ship nông sản cho Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng. Trước kia, Sơn thường đi làm thêm tại quán ăn, quán cà phê, thu nhập cả ngày cũng chỉ 200.000 đồng; nhưng kể từ khi bùng dịch Covid-19, em không có việc làm dẫn đến khó khăn trong trang trải sinh hoạt. Sơn chia sẻ: “Nhờ được đi ship nông sản cho chú Năng nên chỉ trong buổi sáng em có thể thu từ 150.000 – 200.000 đồng. Mỗi tháng em còn được chú Năng hỗ trợ thêm 1 triệu đồng và thức ăn hằng ngày, do đó em yên tâm hơn để bám trụ tại Hà Nội học tập. Bên cạnh việc kiếm được thu nhập từ việc giao hàng em còn dùng những kỹ năng mình đã học được để tự phát triển cho mình một kênh bán hàng nho nhỏ, đây là điều mà em cảm thấy hạnh phúc nhất vì trước đó em không hề có một khái niệm gì về kinh doanh”.

Theo Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, bán hàng online chỉ là giải pháp tạm thời, anh đã có dự định xây dựng được hệ thống cửa hàng đặc sản của người Dao, qua đó có thể giới thiệu, tiêu thụ được nhiều sản phẩm cho đồng bào, và khi đó, anh sẽ trích một phần lãi vào việc tạo quỹ học bổng cho sinh viên nghèo dân tộc Dao. Đó là cách để kinh doanh chia sẻ mang tính lâu dài và bền vững trên nền tảng tri thức bản địa của dân tộc, tạo nền tảng để lan tỏa rộng hơn nữa bản sắc văn hóa dân tộc Dao trong tương lai./.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Tin khác

Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

(LĐTĐ) Liên quan đến sự cố mất nước sinh hoạt nhiều ngày liền tại đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) khiến hàng nghìn người dân gặp khó khăn, đến đêm ngày 2/7 nước sinh hoạt đã được cấp trở lại.
Xem thêm
Phiên bản di động