Bộ GD&ĐT tổng kết năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019:

Tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề giáo dục mà xã hội quan tâm

(LĐTĐ) Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Văn Phúc và Lê Hải An đồng chủ trì Hội nghị.  
tao su chuyen bien can ban cac van de giao duc ma xa hoi quan tam Thường trực Hội đồng Giáo sư Nhà nước họp phiên thứ nhất
tao su chuyen bien can ban cac van de giao duc ma xa hoi quan tam Bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới
tao su chuyen bien can ban cac van de giao duc ma xa hoi quan tam Nâng cao tính tự chủ cho toàn hệ thống

Nhiều kết quả đáng khích lệ

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm 2018, ngành giáo dục nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó có 5 kết quả nổi bật: Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Châu Á và quốc tế, khoa học trẻ quốc tế đạt thành tích tốt nhất từ trước đến nay; lần đầu Việt Nam có các trường đại học lọt tốp châu lục và thế giới; ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018); kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên, giáo dục năm 2018 cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Bất cập trong quy định hiện hành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS; Kỳ thi THPT quốc gia để xảy ra tiêu cực, gian lận có tổ chức trong chấm thi tại Hội đồng thi của một số địa phương; bạo lực học đường vẫn còn diễn ra, một số ít giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.

tao su chuyen bien can ban cac van de giao duc ma xa hoi quan tam
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Năm 2019, Bộ GD&ĐT xác định là năm tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế trong đó tập trung tiếp thu, chỉnh lý và trình Quốc hội dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), ban hành kịp thời theo quy định các văn bản hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Giáo dục đại học; củng cố công tác thanh tra; khắc phục, tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về giáo dục và đào tạo mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc; các nhiệm vụ triển khai theo tiến độ của các nghị quyết, nhiệm vụ của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giao; các nhiệm vụ cần ưu tiên tập trung giải quyết theo đặc thù của từng đơn vị.

Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở giáo dục mầm non. Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.

Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên môn và trình độ đào tạo. Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục thường xuyên; thúc đẩy việc học tập của người lớn; đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Kết quả từ sự chung sức của toàn ngành

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, năm 2018, ngành giáo dục đã triển khai nhiều nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; kết quả đó là công sức, sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, công chức, viên chức Bộ GD&ĐT, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong toàn ngành.

Bước sang năm 2019, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, sẽ là năm có nhiều bước chuyển quan trọng. Ngành Giáo dục sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ bám sát Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; khắc phục những tồn tại, hạn chế gây bức xúc trong dư luận, tạo chuyển biến trong từng việc cụ thể; tiếp tục triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng có trọng tâm, trọng điểm.

Với 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản đã được thực hiện từ nhiều năm qua, năm 2019, mỗi nhóm nhiệm vụ và nhóm giải pháp sẽ tập trung triển khai các công việc cụ thể, đảm bảo mỗi năm sẽ có điểm nhấn trong từng nhiệm vụ và giải pháp.

tao su chuyen bien can ban cac van de giao duc ma xa hoi quan tam
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng lưu ý, năm 2019, cần tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch, ổn định trường lớp đối với bậc mầm non, phổ thông; tập trung sắp xếp lại hệ thống trường sư phạm và các trường đại học, tạo tiền đề cho quy hoạch mạng lới các trường đại học giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Tiếp đến là phát triển đội ngũ nhà giáo. Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, vấn đề thừa thiếu giáo viên không phải là việc dễ nhưng vẫn có thể giải quyết được. Mấu chốt mà ngành giáo dục cần quan tâm sâu sắc là chất lượng giáo viên cả về chuyên môn cũng như đạo đức, trong đó có việc đào tạo lại đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Năm 2019 là năm bản lề chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020 - 2021. Vì vậy, đây sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành. Cùng với đó sẽ là quá trình đổi mới cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông theo hướng phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và dân chủ trong nhà trường.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT lưu ý, cần tiếp tục chú trọng việc dạy và học ngoại ngữ theo hướng bài bản và hiệu quả. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý. Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo, hướng tới đào tạo công dân toàn cầu, trong đó cần chú trọng tới việc các chỉ số phát triển giáo dục, phát triển con người phải tương thích với quốc tế.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các đơn vị thuộc Bộ tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó chú trọng tới công tác pháp chế, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và hoàn thiện Luật Giáo dục (sửa đổi) để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đề cập đến một số giải pháp cụ thể cần triển khai trong năm 2019 như tăng cường năng lực của cán bộ quản lý từ Bộ cho đến Sở, phòng và các nhà trường; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, đặc biệt là các kỳ thi nói chung; chủ động đẩy mạnh truyền thông giáo dục để xã hội cùng nhìn nhận những việc đã làm được của ngành, từ đó niềm vui của ngành giáo dục sẽ được lan tỏa, niềm tin của xã hội với ngành sẽ được nâng lên, tạo động lực cho quá trình đổi mới.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

(LĐTĐ) Năm 2024, giá vàng biến động lớn, có những lúc, giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng. Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Nhưng thực tế, sau 7 phiên đấu thầu kể từ ngày 23/4, giá vàng vẫn đi lên bất chấp diễn biến thế giới, trái ngược với lý thuyết.
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ gia đình hiếm muộn

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ gia đình hiếm muộn

(LĐTĐ) Sáng 19/5, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tổ chức Lễ Tổng kết chương trình “Tuần Lễ Vàng” 2024 và Kỷ niệm 15 năm thành lập Bệnh viện (2009 - 2024) với chủ đề "Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn”.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, với mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; Tổ chức các hoạt động chăm sóc, khám sức khỏe định kỳ, thăm hỏi, động viên đoàn viên, công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Đó là một trong những nội dung chính được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội phát động đến các Công đoàn cơ sở trong Tháng Công Nhân năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ

TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ

(LĐTĐ) Các cấp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động thiết thực, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội: Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội: Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội cho biết, trong Tháng Công nhân năm 2024, Công đoàn ngành tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, hướng về đoàn viên, người lao động, qua đó góp phần quan tâm, chăm lo cho đoàn viên, người lao động và nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.
Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là công trình đặc biệt ý nghĩa, dành nhiều tâm huyết, tình cảm của đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Khuê (thuộc LĐLĐ quận Long Biên) dâng lên Bác kính yêu nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật của Người (19/5/1890 - 19/5/2024).
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Trần Thị Diệu Thúy được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin khác

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp…
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục (trong đó có nhà giáo).
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Tọa đàm.
Công bố quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2

Công bố quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2

(LĐTĐ) Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ 2 (quận Ba Đình) được thành lập trên cơ sở tách Trường THCS Giảng Võ để hướng tới xây dựng trường chất lượng cao.
Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

(LĐTĐ) Hai ký túc xá ở Khánh Hòa được đầu tư hơn 140 tỷ đồng nhằm đáp ứng chỗ ở cho cả ngàn sinh viên nhưng lại bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.
Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo

Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Được giao trọng trách chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhận thức rõ đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng là cơ hội để những trăn trở, mong mỏi về nghề nghiệp nhà giáo sẽ được giải quyết trên một nền tảng vững chắc, đó là Luật.
Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập: Áp lực khi tỷ lệ “chọi” tăng cao

Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập: Áp lực khi tỷ lệ “chọi” tăng cao

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường. Trong đó, một số trường khu vực nội thành có tỷ lệ chọi tăng cao khiến nhiều học sinh, phụ huynh lo lắng.
Quận Ba Đình: Hơn 3.500 học sinh lớp 9 tham gia khảo sát chất lượng

Quận Ba Đình: Hơn 3.500 học sinh lớp 9 tham gia khảo sát chất lượng

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 15 - 16/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình tổ chức khảo sát chất lượng học sinh lớp 9 các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh theo đề chung toàn quận.
Xem thêm
Phiên bản di động