Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học:

Nâng cao tính tự chủ cho toàn hệ thống

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng đã trao đổi với báo chí về một số nội dung đáng chú ý xung quanh Luật này.
luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat giao duc dai hoc nang cao tinh tu chu cho toan he thong Thiếu triết lý giáo dục, nặng kiến thức hàn lâm
luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat giao duc dai hoc nang cao tinh tu chu cho toan he thong Dự thảo Luật Giáo dục Đại học: Bộ Y tế lên tiếng, vì sao?
luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat giao duc dai hoc nang cao tinh tu chu cho toan he thong Có thể gây tác dụng ngược

PV: Thưa bà, Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) sửa đổi vừa được thông qua sẽ có những thay đổi gì so với Luật hiện hành và điều này sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH phát triển như thế nào?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Những thay đổi cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH so với Luật hiện hành bao gồm:

Chính sách lớn nhất là mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học trong toàn hệ thống.

Đổi mới quản trị đại học, tăng cường vai trò của Hội đồng trường, quy định các trường phải ban hành hệ thống quy định quy chế nội bộ, công khai minh bạch thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp…

Đổi mới quản lý nhà nước từ chỗ còn một số nội dung phê duyệt, cấp phép… theo Luật hiện hành sang việc kiện toàn hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, hướng dẫn thực hiện, tăng cường kiểm định chất lượng, tạo môi trường cạnh tranh nâng cao chất lượng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, công khai kết quả kiểm định, thanh kiểm tra… để đảm bảo chất lượng.

Chú trọng phát triển hệ thống, khuyến khích các trường kết hợp với nhau thành các đại học lớn để cộng lực và hợp tác phát triển, làm cho hệ thống hoạt động chất lượng, hiệu quả, có thể cạnh tranh quốc tế.

Chú trọng phát triển các cơ sở GDĐH tư thục, bình đẳng với các trường công về quyền tự chủ và cơ hội phát triển

PV: Chúng ta đã nói nhiều đến lộ trình tự chủ đại học nhưng quá trình này diễn ra vẫn còn chậm so với kỳ vọng. Vậy, việc ban hành Luật GDĐH sửa đổi lần này sẽ mở ra cơ chế cũng như thúc đẩy các trường tự chủ ra sao, thưa bà?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học để phát huy nội lực, sự năng động, sáng tạo và tính chịu trách nhiệm… để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ chỗ tự chủ chỉ 5 đại học và 23 trường tự chủ ở mức cao, nay Luật quy định mở rộng trong toàn hệ thống;

Quy định cơ bản về Hội đồng trường, năng lực tự chủ đối với từng mặt hoạt động để nâng cao hiệu quả tự chủ, phân quyền tự chủ đến từng bộ phận cơ cấu và cán bộ giảng viên… Quyền tự chủ được đề cập đến toàn diện về chuyên môn, học thuật, tài chính, tổ chức và nhân sự, tự chủ đi liền với trách nhiệm giải trình…

Với các điều khoản mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, thời gian và thủ tục hành chính sẽ giảm đáng kể. Ví dụ, trước đây, để mở ngành đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự cấp cao, các trường phải báo cáo, đăng ký, đợi sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nay trường sẽ được quyết định ngay khi có đủ điều kiện. Đó là những cơ chế thúc đẩy cho hệ thống phát triển.

Bên cạnh đó, từ những quy định của Luật, vai trò của Hội đồng trường đã được phân định rõ với ban giám hiệu. Việc kiện toàn bộ máy quản trị tạo điều kiện cho các trường phát huy sự năng động, sáng tạo của mình trong tất cả các phương diện hoạt động: học thuật, tài chính, nhân sự để phục vụ cho chính sách phát triển của nhà trường, đủ sức cạnh tranh trong toàn hệ thống và với quốc tế.

PV: Quy định mới của Luật là các trường được tự chủ mở ngành ở tất cả các trình độ trên cơ sở điều kiện, năng lực của mình, tuy nhiên, chúng ta sẽ phải kiểm soát thế nào để việc này không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Theo Luật, các trường tự chủ mở ngành theo các quy định hiện hành về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác. Các tiêu chuẩn này hiện nay vẫn giữ như trong Luật, đồng thời bổ sung thêm những quy định khắt khe hơn để đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các ngành mới mở như bổ sung các quy định về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của trường đó trong những năm trước ra sao thì mới có thể được mở ngành mới hay nhà trường phải đảm bảo đáp ứng cơ chế kiểm định chất lượng.

luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat giao duc dai hoc nang cao tinh tu chu cho toan he thong
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thị Kim Phụng. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Cụ thể là trường phải được kiểm định và đạt kết quả kiểm định nhất định thì mới được mở các ngành của trình độ đại học, ngành đào tạo của trình độ đại học phải được kiểm định rồi mới được mở các ngành đào tạo thạc sỹ tương ứng, ngành đào tạo thạc sĩ được kiểm định rồi mới được mở ngành tiến sỹ phù hợp.

Ngoài ra, việc mở ngành còn phải do hội đồng trường quyết định và theo đó, hội đồng trường theo quy định mới, không chỉ những người trong trường mà còn cả những người ngoài trường với tỷ tệ tối thiểu 30% là các nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, các cơ quan của tổ chức khác. Những người này sẽ xem xét việc xã hội có cần ngành học đó hay không, điều kiện đảm bảo chất lượng của trường có đủ đáp ứng yêu cầu đào tạo của ngành học đó hay không. Điều đó có nghĩa rằng, nhà trường phải cân nhắc tới năng lực của mình có đáp ứng được yêu cầu đào tạo đó không.

PV: Thời gian qua, đã xảy ra tình trạng nhiều trường đại học mở ngành với “tốc độ cao”, chưa tương xứng với tốc độ đầu tư đảm bảo điều kiện chất lượng, nhiều tên ngành đào tạo không hình dung được sự khác biệt với các tên ngành đã mở và vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp. Điều này sẽ được xử lý trong Luật sửa đổi như thế nào?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, các cơ sở GDĐH có quyền tự chủ trong hoạt động chuyên môn bao gồm: Ban hành, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tự chủ về học thuật không có nghĩa là không có sự quản lý, kiểm tra, giám sát. Khoản 4, Điều 33 về Mở ngành đào tạo có quy định: “Cơ sở GDĐH tự mở ngành khi chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định thì bị đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo đó và không được tự chủ mở ngành trong thời hạn 5 năm kể từ khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền”.

Đồng thời, để đảm bảo chất lượng, đảm bảo quyền lợi người học, Khoản 5 điều 33 của Luật cũng quy định: trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được đánh giá chất lượng; ngay sau khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được kiểm định theo quy định tại Luật này. Nếu không thực hiện đánh giá, kiểm định hoặc kết quả đánh giá, kiểm định không đạt yêu cầu thì cơ sở GDĐH không được tiếp tục tuyển sinh, phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, đảm bảo quyền lợi cho người học.

Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng, nhiều trường đại học mở ngành, tuyển sinh ồ ạt, nhưng không đảm bảo chất lượng, thiếu hụt giáo viên, cơ sở vật chất dẫn tới đào tạo kém chất lượng, cho ra trường sinh viên không đáp ứng chuẩn đầu ra.

Luật cũng quy định quyền tự chủ phải đi đôi với trách nhiệm giải trình. Cụ thể là: cơ sở GDĐH có trách nhiệm báo cáo, thông tin đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý, chủ sở hữu và các bên liên quan về việc tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện đúng các quy định, cam kết của cơ sở GDĐH. Những thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, học phí, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đều phải công khai trên kênh thông tin chính thức của trường để người học xã hội tham khảo, giám sát.

Luật cũng ghi rõ, nhà trường phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, đặc biệt là trách nhiệm thực hiện kiểm toán, thực hiện công khai về chất lượng, mức học phí, các khoản thu dịch vụ của nhà trường cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện các quy định, cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo.

Điều đó có nghĩa là, các cơ sở GDĐH có trách nhiệm giải trình về các hoạt động mà nhà trường được tự chủ, trong các lĩnh vực: mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước, tổ chức, nhân sự, tài chính và tài sản.

Thay vì tập trung xử lý các sự vụ, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tập trung xây dựng và ban hành chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch; quy định cơ chế tự chủ, các chuẩn chất lượng trong giáo dục đại học (bao gồm chuẩn cơ sở GDĐH, chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn giảng viên, cán bộ quản lý và các chuẩn khác) để tạo hành lang pháp lý, kiến tạo và định hướng phát triển GDĐH.

Nhà nước cũng có trách nhiệm xây dựng, quy định cơ chế huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển GDĐH; thực hiện các biện pháp hỗ trợ thông qua việc phân loại, thống kê ngành đào tạo, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về GDĐH đáp ứng nhu cầu thông tin cho cơ sở đào tạo, cá nhân, tổ chức có liên quan.

Bên cạnh đó, Luật mới cũng quy định biện pháp công khai minh bạch thông tin, kiểm định chất lượng, thanh tra kiểm tra, xử ký vi phạm và công khai kết quả kiểm định, thanh tra để người học, các cơ quan quản lý có thẩm quyền và xã hội cùng giám sát.

Như vậy, với việc phân cấp, phân quyền rõ ràng như trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH thì những vấn đề về tuyển sinh, chỉ tiêu, mở ngành hoặc bổ nhiệm nhân sự, định mức học phí là trách nhiệm và quyền của các trường đại học. Bộ GD&ĐT xây dựng các chuẩn chất lượng, cơ chế, chính sách, hướng dẫn, tổ chức thực hiện; thúc đẩy cạnh tranh nâng cao chất lượng… và thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát của xã hội để quản lý, phát hiện những cơ sở giáo dục vi phạm để áp dụng chế tài xử phạt theo đúng Luật định, công khai kết quả xử lý vi phạm để phòng ngừa chung.

PV: Tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trong Luật có những quy định nào về trách nhiệm của cơ sở đào tạo trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của mình?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Có thể nói, Luật mới quy định cho cơ sở đào tạo các quyền tự chủ khá toàn diện về chuyên môn, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản và gắn với các quyền tự chủ đó là trách nhiệm giải trình. Tất cả đều hướng tới mục đích đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trách nhiệm phải đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường được quy định trong nhiều nội dung tại các điều được sửa trong các chương IV, V, VI, VII về đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng đào tạo.

Quy định trực tiếp về vấn đề này tập trung ở Điều 50 về Trách nhiệm của cơ sở GDĐH trong việc bảo đảm chất lượng GDĐH có quy định: các trường đại học phải xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở GDĐH phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và điều kiện thực tế của nhà trường. Xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, kế hoạch bảo đảm chất lượng GDĐH; tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở GDĐH.

Trong chu kỳ kiểm định theo quy định, nếu cơ sở GDĐH không thực hiện kiểm định chương trình hoặc kiểm định chương trình không đạt yêu cầu thì trường phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Sau 2 năm, nếu không thực hiện kiểm định lại chương trình hoặc kiểm định lại nhưng không đạt thì cơ sở GDĐH phải dừng tuyển sinh đối với chương trình đào tạo đó, phải đảm bảo quyền lợi cho sinh viên.

Trường cũng phải duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, gồm: đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên; chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở thực hành; nguồn lực tài chính, ký túc xá và các cơ sở dịch vụ khác. Đây chính là căn cứ để thanh kiểm tra định kỳ thường xuyên.

Hàng năm, trường phải có báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu chất lượng theo kế hoạch bảo đảm chất lượng GDĐH; công bố công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng trên trang thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT, của cơ sở GDĐH và phương tiện thông tin đại chúng.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Cùng hướng đến môi trường làm việc thân thiện

Xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Cùng hướng đến môi trường làm việc thân thiện

Việc xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Đó là kinh nghiệm được Công ty TNHH Thương mại Việt Tuấn (quận Long Biên, Hà Nội) đúc kết, triển khai hiệu quả và được các cấp ghi nhận, đánh giá cao.
Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tiềm năng tạo nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, nhưng cần thực hiện minh bạch, công bằng và có sự giám sát chặt chẽ.
Giá USD tăng mạnh, lần đầu chạm mốc 26.000 đồng

Giá USD tăng mạnh, lần đầu chạm mốc 26.000 đồng

Sáng 3/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 24.854 đồng, tăng nhẹ 3 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán trong vùng 23.611 - 26.096 đồng 1 USD.
400 võ sĩ tranh tài Giải vô địch các đội mạnh toàn quốc môn Kickboxing năm 2025

400 võ sĩ tranh tài Giải vô địch các đội mạnh toàn quốc môn Kickboxing năm 2025

Tối 2/4, Giải vô địch các đội mạnh toàn quốc môn Kickboxing năm 2025 đã khai mạc tại thành phố Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với sự tham gia tranh tài của 400 võ sĩ thuộc 38 đoàn trên cả nước.
Dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia. Từ ngày 21 đến ngày 28/4, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trước đó, các em có 4 ngày để đăng ký thử.
Việt Nam để Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone trong 2 ngày

Việt Nam để Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone trong 2 ngày

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định để tang đồng chí Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày, từ 4 đến 5/4/2025.
Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Trong bối cảnh giá bất động sản liên tục gia tăng kéo theo chỉ số tiêu dùng tăng, việc Chính phủ đẩy nhanh phát triển thị trường nhà ở xã hội để hiện thực hóa mục tiêu người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp cũng có chỗ để an cư là chính sách nhân văn. Với các địa phương khác, những quy định liên quan đến tiêu chí thu nhập không vấn đề, song đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh áp dụng như hiện tại người lao động rất khó mua được nhà, nên chăng cần phải có những quy định đặc thù.

Tin khác

Dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia. Từ ngày 21 đến ngày 28/4, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trước đó, các em có 4 ngày để đăng ký thử.
Không có xét tuyển sớm, bảo đảm học sinh tập trung tối đa cho việc học tập

Không có xét tuyển sớm, bảo đảm học sinh tập trung tối đa cho việc học tập

Liên quan đến công tác tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, toàn hệ thống đã thống nhất không có xét tuyển sớm, bảo đảm các học sinh tập trung tối đa cho việc học tập.
3 chính sách giáo dục chuẩn bị có hiệu lực thi hành

3 chính sách giáo dục chuẩn bị có hiệu lực thi hành

Từ tháng 4/2025, 3 chính sách giáo dục sẽ chính thức có hiệu lực, liên quan đến kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đổi với sinh viên sư phạm và chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Tổ chức thi thử các môn thi tốt nghiệp THPT trên tinh thần tự nguyện, phù hợp điều kiện thực tế

Tổ chức thi thử các môn thi tốt nghiệp THPT trên tinh thần tự nguyện, phù hợp điều kiện thực tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu việc tổ chức thi thử các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) cấp trường/cấp tỉnh (nếu có) cần phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, trên tinh thần tự nguyện đăng ký tham gia của học sinh, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.
Hào hùng chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” tại Đà Nẵng

Hào hùng chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” tại Đà Nẵng

Được dàn dựng công phu, với những tiết mục nghệ thuật được đặc biệt chọn lọc và trình diễn bởi các nghệ sĩ tên tuổi, chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng” diễn ra tối 28/3 tại Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng) đã thực sự ghi một dấu ấn sâu đậm, chạm đến trái tim và thổi bùng lên trong mỗi khán giả lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Các địa phương tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Các địa phương tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 1479/BGDĐT-GDPT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường thực hiện Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025, với tỷ lệ hài lòng của người bệnh là 97,21% và của nhân viên y tế 93,08%.
Xem thêm
Phiên bản di động