Tăng cường xử lý tình trạng học sinh vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước cổng trường, cũng như góp phần hạn chế tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý tình hình vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông liên quan đến đối tượng này.
Đáng lo học sinh vi phạm an toàn giao thông Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông qua sân chơi bổ ích

Những hình ảnh không đẹp

Mới đây, Đội Cảnh sát giao thông số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức ra quân tuyên truyền, xử lý vi phạm đối với những học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, đi xe phân khối lớn tham gia giao thông.

Tăng cường xử lý tình trạng học sinh vi phạm khi tham gia giao thông
Đội Cảnh sát giao thông số 6 ra quân tuyên truyền, xử lý vi phạm đối với những học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm

Ghi nhận ngày 22/9, tại khu vực đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, chỉ chưa đầy 30 phút, lực lượng Cảnh sát giao thông đã liên tiếp dừng 5 trường hợp là học sinh, sinh viên một số trường THPT, Đại học xung quanh khu vực này với lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, và rất nhiều hành vi không đẹp khi tham gia giao thông của các em học sinh, sinh viên.

Vô vàn các lí do được những là học sinh, sinh viên này đưa ra như: Vội đến trường, sợ muộn giờ học, chủ quan, quên mũ bảo hiểm... Điểm chung của những trường hợp này đều "quên" mang giấy tờ xe, bằng lái xe; thậm chí, chưa đủ tuổi theo quy định để được cấp Giấy phép lái xe trên 50cm3...; tất cả đều bị xử lý nghiêm theo quy định.

Trước đó, ngày 7/9, tại địa bàn quận Hai Bà Trưng, Đội Cảnh sát giao thông số 4 đã chủ động phát hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh và phụ huynh tham gia giao thông trên đường đến lớp và sau giờ tan học. Trung tá Nguyễn Tuấn Anh, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 4, cho biết, lực lượng Công an đã lập biên bản và xử phạt nhiều trường hợp học sinh điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm chủ yếu các lỗi như chưa đủ tuổi điều khiển mô tô, xe gắn máy; người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng... Đáng nói, một số học sinh sử dụng lại các xe gắn máy cũ tự độ chế lại, thay đổi màu sơn, kết cấu để tham gia giao thông đến trường, chạy với tốc độ cao, vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông.

Theo Phòng Cảnh sát giao thông, trong quá trình xử lý vi phạm, lực lượng chức năng gặp một số khó khăn khi có những học sinh vi phạm liều lĩnh bỏ chạy. Hành vi này của các em rất dễ gây ra tai nạn giao thông và gây nguy hiểm cho những người khác. Đối với các trường hợp vi phạm, ngoài việc xử phạt, Cảnh sát giao thông còn tuyên truyền nhắc nhở để các học sinh, phụ huynh nhận thức được hành vi vi phạm.

Đại úy Trương Xuân Hòa - Đội Cảnh sát giao thông số 6, cho biết, trên địa bàn các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm tập trung nhiều trường phổ thông, cao đẳng và đại học nên bên cạnh việc xử lý các vi phạm trên đường, đơn vị chủ động phối hợp nhà trường tổ chức các buổi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ vào tiết học ngoại khóa đầu tuần. Bổ sung kiến thức, ý thức chấp hành Luật An toàn giao thông cũng như tăng cường xử lý các lỗi vi phạm ở thanh thiếu niên là những giải pháp vô cùng cấp thiết. Thế nhưng sự sát sao, quan tâm từ phía gia đình mới chính là cách bảo vệ tốt nhất dành cho các em.

Tăng cường xử lý tình trạng học sinh vi phạm khi tham gia giao thông
Học sinh, sinh viên cũng là những nhân tố tham gia giao thông, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng giao thông.

Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các em học sinh ở độ tuổi từ 10 - 17 tuổi hiện nay, được gia đình cho tự đi học bằng xe đạp, xe máy điện, hoặc xe máy... Các em cũng là những nhân tố tham gia giao thông, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng giao thông. Hiện tượng thanh thiếu niên, trẻ nhỏ phóng xe bạt mạng, đánh võng, bốc đầu, đi ngược chiều, kẹp 3, kẹp 4, dàn hàng ngang, vượt đèn đỏ… diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, vừa gây cản trở giao thông vừa tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Tăng cường công tác tuyên truyền

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước cổng trường, cũng như góp phần hạn chế tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý tình hình vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông liên quan đến đối tượng này. Theo Chỉ huy phòng Cảnh sát giao thông, tùy từng đặc thù địa bàn, các đội cảnh sát giao thông chủ động lên kế hoạch, mục tiêu là giáo dục nhằm thay đổi nhận thức của các học sinh và phụ huynh; đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

Tăng cường xử lý tình trạng học sinh vi phạm khi tham gia giao thông
Đối với các trường hợp vi phạm, ngoài việc xử phạt, Cảnh sát giao thông còn tuyên truyền nhắc nhở để các học sinh, sinh viên nhận thức được hành vi vi phạm.

Còn theo Chỉ huy Đội Cảnh sát giao thông trật tự - Công an quận Hà Đông, ngay những ngày đầu năm học mới, đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng các trường học, không để học sinh, sinh viên, phụ huynh dừng, đỗ xe dưới lòng đường gây cản trở giao thông. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, răn đe, Công an quận Hà Đông sẽ lập danh sách học sinh, sinh viên vi phạm gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục trên địa bàn để có biện pháp quản lý, nhắc nhở, xử lý; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát, xử lý phương tiện đưa đón học sinh trên địa bàn.

“Chúng tôi tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên; đảm bảo trong mỗi kỳ học tổ chức ít nhất 1 buổi tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông đối với 1cơ sở giáo dục trên địa bàn", Chỉ huy Đội Cảnh sát giao thông trật tự - Công an quận Hà Đông cho hay.

Theo các chuyên gia, giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm pháp luật giao thông là kết hợp giữa giáo dục, quản lý, xử lý giữa nhà trường, gia đình và lực lượng chức năng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là các bậc phụ huynh cần nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở con em mình chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, uốn nắn ngăn chặn ngay từ ban đầu các hành vi vi phạm.

Gia đình đừng buông lỏng quản lý hoặc phó mặc cho nhà trường, cho cơ quan chức năng bởi trước hết, sự quan tâm, giáo dục của phụ huynh sẽ đảm bảo được sức khỏe và tính mạng của chính con em mình và cả những người cùng tham gia giao thông.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
Xem thêm
Phiên bản di động