Tăng cường tuyên truyền và xây dựng văn hóa giao thông
Vẫn diễn biến phức tạp
Theo thống kê từ Ủy ban ATGT Quốc gia, 9 tháng đầu năm 2023, toàn quốc xảy ra 8.335 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.765 người, bị thương 5.802 người. So với cùng kỳ năm 2022 số vụ giảm 90 vụ (giảm 1,07%), giảm 60 người chết (giảm 1,24%), tăng 216 người bị thương (tăng 3,87%).
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia chia sẻ, nhìn vào con số này có thể thấy tình hình tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế và kéo giảm so với cùng kỳ năm 2022 về số vụ và số người chết. Đặc biệt, số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn trong các dịp cao điểm giảm sâu so với các năm trước.
Ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn Hà Nội. |
Tuy nhiên, ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh, điều đáng lo ngại là hiện còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng (22 vụ), làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Điển hình tại Quảng Nam xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 19 người chết, 25 người bị thương, trong đó vụ tai nạn giao thông ở huyện Núi Thành làm 10 người chết.
Tại Nghệ An xảy ra 1 vụ làm 3 người chết và 1 người bị thương; tại Hòa Bình xảy ra 1 vụ làm chết 3 người và 1 người bị thương; vụ tai nạn giao thông tại Điện Biên làm 4 người chết, 1 người bị thương; vụ tai nạn giao thông tại Gia Lai làm 2 người chết và nhiều người bị thương; vụ tai nạn giao thông tại Phú Yên làm 4 người chết nhiều người bị thương; vụ tai nạn giao thông tại Lào Cai làm 3 người chết; vụ tai nạn giao thông tại Khánh Hòa làm 4 người chết…
Mới đây, Văn phòng Ban ATGT thành phố Hà Nội tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho hơn 1.000 học sinh, giáo viên, đại diện phụ huynh Trường THCS Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm. Tại buổi tuyên truyền, các em học sinh đã được thông tin về tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố; giới thiệu những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông và hậu quả do tai nạn giao thông gây ra đối với người bị nạn, gia đình và xã hội; một số hành vi vi phạm giao thông phổ biến ở lứa tuổi học sinh như: Không đội mũ bảo hiểm, điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, chỉ dẫn của biển báo hiệu, người chỉ huy điều khiển giao thông, đi ngược chiều...; giới thiệu về hệ thống các biển báo hiệu đường bộ thường gặp và ý nghĩa của việc tuân thủ báo hiệu đường bộ, các quy tắc khi tham gia giao thông; kỹ năng tham gia giao thông an toàn, đúng pháp luật. Qua đó, các em học sinh hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; góp phần nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, phòng ngừa vi phạm và tai nạn giao thông. |
Nguyên nhân của những tồn tại này được Ủy ban ATGT Quốc gia chỉ ra là do hiệu lực thực thi pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở một số địa phương còn hạn chế; sự phối hợp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giữa các cơ quan, lực lượng có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, coi việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chỉ là trách nhiệm của ngành Giao thông vận tải (GTVT) và Công an.
Cùng đó, ý thức chấp hành các quy định pháp luật về trật tự, ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn yếu kém. Cấp uỷ, chính quyền và lực lượng chức năng ở một số địa phương còn thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, có nơi ỷ lại hoàn toàn vào lực lượng chức năng.
Theo khảo sát trên địa bàn Hà Nội, TS. Lê Thu Huyền, Bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT, Trường Đại học GTVT cho biết, hiện xe máy vẫn là phương tiện giao thông phục vụ di chuyển chính của đại bộ phận dân cư. Hệ lụy nhãn tiền là tắc nghẽn giao thông trở nên nghiêm trọng. Cùng đó là ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông trở nên nhức nhối.
Về lý do người tham gia giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ, qua nghiên cứu có thể chia ra 3 nhóm là: Chủ định vi phạm Luật Giao thông đường bộ; thiếu hiểu biết về giao thông và Luật Giao thông đường bộ và nhóm cuối cùng là bắt buộc phải vi phạm Luật giao thông. Nguyên nhân thì có thể phụ thuộc chủ yếu vào 2 nhóm là ý thức và nhận thức.
Kéo giảm tai nạn giao thông bằng cách nào?
Thông tin về tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố 9 tháng giảm sâu cả 3 tiêu chí (đã xảy ra 419 vụ, làm 212 người chết, 337 người bị thương, giảm 211 vụ (33,5%), 100 người chết (32,05%) và 96 người bị thương (22,17%) so với cùng kỳ).
Đáng chú ý, lực lượng chức năng xử lý được 10/37 điểm ùn tắc giao thông, điều chỉnh tổ chức giao thông 37 nút giao, 6 tuyến trục chính nhằm giảm ùn tắc và bảo đảm ATGT; giải quyết được 201 kiến nghị về bất cập tổ chức giao thông; xử lý được 6/7 điểm đen tai nạn giao thông.
Để kéo giảm tai nạn giao thông, theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, thời gian tới sẽ tập trung triển khai các chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khu vực trường học. Theo rà soát, trên địa bàn thành phố có tổng cộng 152 vị trí cổng trường học có tình trạng ùn tắc giao thông và nguy cơ mất ATGT. Sở đã đề xuất các giải pháp xử lý như bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ, cải tạo hạ tầng giao thông, huy động lực lượng hướng dẫn giao thông trong giờ cao điểm..
Ông Tạ Đức Giang, Phó Chánh văn phòng Ban ATGT Thành phố tham gia phổ biến pháp luật giao thông tới học sinh. |
Ngoài ra, trong tháng cao điểm ATGT cho học sinh đến trường, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố đã tuyên truyền trực tiếp 138 buổi tại trường học với 133.446 học sinh, 9.701 giáo viên tham gia; tổ chức ký cam kết chấp hành các quy định về an toàn giao thông cho 79.030 lượt học sinh, sinh viên; tổ chức ký cam kết không giao xe cho học sinh, sinh viên chưa đủ điều kiện điều khiển cho 27.354 lượt phụ huynh; tổ chức 48 đội tình nguyện hướng dẫn giao thông tại các cổng trường học; trao 682 mũ bảo hiểm, 50 áo phao cho học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, TS. Lê Thu Huyền khuyến nghị các ngành chức năng cần sớm hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về kiểm soát các hành vi có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông. Đặc biệt là các chế tài, chế định với hành vi sử dụng rượu bia, ma túy khi lái xe, lái xe vượt quá tốc độ, sử dụng điện thoại khi lái xe… Đồng thời, cần có quy định trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân trong tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm của hành vi vi phạm. Đặc biệt cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xử lý vi phạm.
Rõ ràng, bên cạnh công tác răn đe, xử phạt, việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức về ATGT cũng vô cùng quan trọng. Khi văn hóa giao thông được xây dựng, số vụ tai nạn sẽ được giảm bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Giao thông 19/11/2024 17:42